Hacker dễ rút hết tiền tài khoản ngân hàng của bạn nếu bạn sơ sót các việc sau

Hacker dễ rút hết tiền tài khoản ngân hàng của bạn nếu bạn sơ sót các việc sau:

1/ Đặt mật khẩu có chứa ngày tháng năm sinh

Một số bạn không cẩn thận, không muốn phát sinh các việc để nhớ nên lấy ngày tháng năm sinh là mật khẩu đăng nhập vào app ngân hàng. 1 số còn lấy tên của mình vô.

Vậy, trên môi trường mạng xã hội thì hacker sẽ tìm cách kết bạn, làm quen, đôi khi rất thân rồi thu thập các thông tin sđt, tên, ngày tháng năm sinh.

Sđt là tài khoản tên đăng nhập vào app. Tên và ngày tháng năm sinh đôi khi được 1 vài bạn dùng làm password. Hacker chỉ cần nhập vô là xâm nhập vào tk.

Dĩ nhiên, còn mã OTP để hacker chuyển tiền thành công. Có thể hacker sẽ tìm cách dụ bạn đưa cho họ mã OTP.

Các cách để lấy:

1/ Dụ bạn vào trang mua hàng và sẽ có yêu cầu nhập mã OTP

2/ Dụ bạn cài app và có hiển thị yêu cầu nhập mã OTP

3/ Giả làm nhân viên ngân hàng, công an, viên chức để lừa bạn giao mã OTP

4/ Lừa bạn nhắn tin cú pháp nào đó để chiếm đoạt sim điện thoại của bạn rồi lấy OTP sau

V.v...

Khi có mã OTP thì có thể thực hiện việc rút tiền.

Hiện tại, để chuyển số tiền lớn thì cần xác minh gương mặt. Nên hacker (người lạ quen trên mạng) đôi khi dụ bạn đưa hình, chụp hình để có thể xác thực gương mặt khi chuyển tiền luôn.

Nên các thông tin như cccd, hình ảnh gương mặt, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại không nên tùy tiện đưa cho người lạ hay đăng trên mạng xã hội. Và không đưa các thông tin đó làm mật khẩu của tài khoản ngân hàng hay tài khoản email, fb, zalo...

Nếu cẩn thận hơn thì các thông tin trên của người thân cũng không tiết lộ vì đều có thể dùng để hack tk.


2/ Đặt mật khẩu quá phổ biến khiến hacker thử cái là đăng nhập được

Ví dụ: 123, 123456, 12345678 là các con số mà mọi người hay dùng để đặt mật khẩu cho đỡ mất công nhớ. Nên hacker sẽ thử và đôi khi may mắn hack được tài khoản của bạn.

Cẩn thận nếu như tk ngân hàng, tk email, fb của bạn thường bị khóa khiến bạn phải tìm cách mở lại. Dấu hiệu đó cho thấy là ai đó đang thử các mật khẩu để hack tk của bạn.

Nếu gặp các trường hợp đó thì bạn phải đổi mật khẩu mạnh hơn.

Mk mạnh thì có chữ hoa, chữ thường, có kí tự đặc biệt (@, #, *có lẽ là các kí tự hay dùng vì nó thường hay được thấy và sử dụng. Nên hãy thử các kĩ tự khác như & ! ; sẽ an toàn hơn), số. Nhưng nhớ không dùng số đt và ngày tháng năm sinh và tên của mình trong mk.

Bạn có thể đặt mk dễ nhớ kiểu tên thương hiệu nào đó ví dụ: Sony, Motorola (nhưng đừng để cho ai biết bạn ưa thích hoặc hay dùng các sp thương hiệu đó) có viết hoa phân biệt vậy rồi thêm ";" rồi thêm 1 chuỗi số đằng sau. Có thể kết hợp 2 tên gợi nhớ vào trong, rồi 2 kí tự đặc biệt, chuỗi số thì có thể lấy số nào đó gợi nhớ với bạn mà người khác ko biết.

Như vậy, bạn sẽ có mật khẩu gợi nhớ và mạnh để hacker khó hack.

3/ Chat với người lạ và đưa họ quá nhiều thông tin về bạn

Nếu bạn quen ai đó lạ, chưa rõ xác minh danh tính mà họ cứ muốn hỏi tên, địa chỉ, sđt, cccd, ngày tháng năm sinh thì khả năng cao là họ là hacker muốn lấy tiền của bạn.

Đôi khi họ rất tâm lý, nói chuyện khéo léo khiến bạn tin tưởng, cảm giác rất thân và gần gũi, khiến bạn tin tưởng và dễ đưa các thông tin quan trọng để dễ lừa bạn.

Đôi khi, họ là người khác giới tán tỉnh bạn. Đôi khi giả làm nhân viên ngân hàng, công an, tòa án, thuế, luật sư để dụ/ đe dọa bạn đưa các thông tin quan trọng hay dẫn dắt đến bẫy để lừa bạn. Nên cần hết sức cẩn trọng.

4/ Tải app lạ không rõ nguồn gốc hoặc cho người khác mượn điện thoại quá lâu

Có thể là có 1 số app có tính năng theo dõi màn hình để thu thập các thông tin quan trọng (mật khẩu, sđt, mã otp, thông tin thẻ thanh toán...). Từ đó sẽ có thời cơ rút tiền của bạn.

Hoặc, có 1 số app có thể điều khiển điện thoại bạn để thực hiện giao dịch. Hoặc 1 số app có thể can thiệp vào hệ thống, để lấy các thông tin quan trọng  thực hiện giao dịch.

Có thể họ đưa bạn 1 cái link tải file phần mềm và bạn bấm vào và phần mềm được cài.

Cũng có thể dụ bạn làm công việc tại nhà lương cao và yêu cầu tải cái app nào đó. Bạn muốn kiếm tiền và thiếu hiểu biết nên làm theo và đó là cơ sở để hacker hack tiền trong tk ngân hàng.

Hoặc là bạn cho ai đó mượn điện thoại, hoặc đưa điện thoại cho cơ sở sửa chữa không uy tín thì họ cũng có thể cài phần mềm hay hack các thông tin quan trọng của bạn hay làm mất hệ thống bảo mật của bạn.

Hoặc việc mua điện thoại cũ không rõ nguồn gốc, hay mua điện thoại nơi không uy tín hay của hãng điện thoại mà hệ thống bảo mật không tốt thì đều tạo điều kiện dễ dàng cho các hacker hack mất tài khoản của bạn.

Nên, đôi khi bỏ quan việc chat với người lạ mà họ cứ cố hỏi các thông tin cá nhân của mình. Hay là các việc mà không thể xác minh thì cũng sẽ bỏ qua được tỉ lệ bị lừa.

Và 1 số người muốn lừa mình thì có thể dụ mình qua các app telegram thay vì dùng Zalo vì telegram dễ xóa dấu vết, ko được kiểm soát bởi cơ quan chức năng. Nên ai đó mà dụ bạn chat nhóm, chat riêng trên Telegram, Viper cũng cẩn thận.

5/ Gửi các thông tin quan trọng qua Zalo ở mạng wifi công cộng

Có thể các wifi đó có hacker đã xâm nhập và thu thập các thông tin chuyển qua. Nên đôi khi bạn chuyển hình ảnh, text có chứa nội dung liên quan đến tk ngân hàng, họ tên, sđt, ngày tháng năm sinh, số thẻ và mã bảo mật khiến các hacker xâm nhập.

Rồi từ các thông tin đó họ liên hệ với bạn làm quen và tìm cách lấy các thông tin còn sót lại để hack tiền của bạn.

6/ Lộ số thẻ thanh toán (visa/ master card...)

Ví dụ, khi bạn đi ăn hay mua sắm ngoài mà dùng thẻ. Nhân viên ở đó thu thập được thông tin và sao chép. Rồi tìm cách rút tiền bạn hay bán thông tin cho hacker.

Dĩ nhiên, để rút tiền thì cần thẻ. Ngoài ra, nếu thanh toán online thì đa phần cần mã OTP. Các hacker sẽ tìm cách liên hệ bạn để lấy thêm các thông tin đó. Nên sau khi lộ thẻ sẽ có trường hợp có người lạ liên hệ làm quen.

Nên, thông tin trên mặt thẻ không được để ai biết. Nếu nghi bị lộ hoặc bị mất thẻ cần báo ngay với ngân hàng để khóa thẻ.

7/ Không cập nhật các thủ đoạn lừa đảo mới

Ví dụ, có thể hacker tìm cách đăng nhập khiến tài khoản bị khóa. Rồi sau đó giả làm nhân viên ngân hàng thông báo cho bạn là tk của bạn bị chiếm đoạt, họ sẽ giúp bạn lấy lại nhưng yêu cầu bạn cung cấp gì đó để họ có thể chiếm đoạt tk và chuyển tiền; hoặc yêu cầu bạn chuyển số tiền vào tk của họ để xác minh.

Với người biết rồi thì chắc biết là lừa đảo. Với người ko rành về IT và nghiệp vụ ngân hàng dễ bị lừa. Nên cần phải cẩn trọng.

Nếu thấy có sự việc lạ, nên hỏi những người có am hiểu các kiến thức liên quan thì sẽ hạn chế bị lừa.

Hoặc, có trường hợp người bạn biết trên FB, Zalo bị hack mất tài khoản. Hacker sẽ dùng tk đó để đi lừa đảo. Nên cần phải cẩn thận, ko nên vội đưa thông tin quan trọng cho người quen, lỡ tk họ bị hack thì thông tin bảo mật tk của mình cũng bị lộ.

.......

Hi vọng bài viết này giúp bạn cập nhật 1 số kiến thức căn bản giúp bạn bảo mật các tài khoản ngân hàng hay các tài sản của bạn tốt hơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các ý tưởng, thể loại video marketing ngắn, màn hình dọc cho nhà hàng chay cùng kinh nghiệm thực hiệm

Kinh nghiệm ăn chay đủ chất, khỏe mạnh