Các ý tưởng, thể loại video marketing ngắn, màn hình dọc cho nhà hàng chay cùng kinh nghiệm thực hiệm
Hiện tại mình đảm nhận khâu marketing cho Nhà Hàng Thuần Chay Vegan Heaven (Tại Đà Lạt) và phụ trách 1 phần trong việc làm nội dung video marketing.
Cụ thể hơn, mình phụ trách quay những đoạn clip/ cảnh quay ngắn về thức ăn, khung cảnh nhà hàng và 1 bạn khác sẽ phụ trách biên tập: lắp ráp các cảnh quay đó thành video hoàn chỉnh, có nhạc, lời dẫn...
Trong tương lai thì sẽ mở rộng ra các dạng video khác: review thức ăn chay, 1 số đoạn quay cảnh bếp chuẩn bị thức ăn...
Mình viết bài viết này nhằm đề xuất các ý tưởng video marketing đang thực hiện và có thể sẽ thực hiện trong tương lai. Từ đó thì:
- Các nhân viên marketing hiện tại và tương lai trong nhà hàng có thể tiện tham khảo các ý tưởng để có thể sáng tạo, sản xuất các video marketing để phát triển thương hiệu, quảng bá về nhà hàng thuần chay.
- Mặc khác, mình viết bài viết này và các bài viết khác cho những ai đang muốn marketing cho nhà hàng chay, lan tỏa việc ăn chay có thể tham khảo và tạo ra các video mong muốn.
Hiện, các ý tưởng, kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ tập trung ở mảng video ngắn màn hình dọc, có thể up lên Tiktok, Facebook Reel... vì các video đó đơn giản, dễ làm hơn, thích hợp cho người mới bắt đầu và cũng vì các phần đó mình đang làm hay có dự định làm trong tương lai gần.
Trong bài này, mình sẽ nói về các ý tưởng, thể loại có thể được sử dụng cùng với ưu nhược điểm, cách tối ưu cho từng thể loại để đạt hiệu quả cao nhất, các dụng cụ có thể cần có để thực hiện cảnh quay...
Bạn có thể tham khảo kênh Tiktok Vegan Heaven (@vegan.heaven_dl) để tham khảo thêm. (Hiện các cảnh quay mới mình đang dùng điện thoại Samsung S24 Plus để quay, các cảnh quay cũ chất lượng thấp thì mình dùng Samsung S9 Plus cũ)
(Sẽ đưa thêm link bổ sung các góc quay đầu vào sau)
Thể loại 1: Dạng video có các cảnh quay thức ăn, không gian quán có bối cảnh, bố cục đẹp kèm nhạc nền
(Nội dung phần này quan trọng vì bạn có thể ứng dụng các kiến thức, các video này cho các thể loại video sau. Nắm vững phần này sẽ là nền tảng để bạn tạo ra rất nhiều video khác nhau)
Nếu nhà hàng của bạn có thiết kế đẹp, có các cảnh sắc đẹp, số lượng món ăn món uống đa dạng, có decor đẹp mắt thì đây là cơ sở để bạn có thể cho ra hàng loạt các video dạng này.
Và sẽ tuyệt hơn nếu không gian quán của bạn có sự khác biệt với các quán thông thường, và có nhận diện thương hiệu tốt (ví dụ, logo treo trên bảng hiệu, logo trên bao muỗng đũa, đồng phục nhân viên...).
Có các điểm nhận diện khác biệt trên giúp video của nhà hàng bạn có sự nhận diện cao, khác biệt với các nhà hàng khác, giúp người xem có cảm giác thoải mái, thân thiết khi lần đầu đến nhà hàng của bạn vì họ thường xem video trên các kênh Tiktok, FB reel (do thể loại video này không có tính viral cao nên cần phải chạy qc, chạy qc cũng giúp tiếp cận được nhiều người xem hơn).
Đầu tiên, bạn cần quay nhiều đoạn clip ngắn về đồ ăn, thức uống, không gian quán. Từ các video đó, bạn có thể tổng hợp thành nhiều video hoàn chỉnh, thêm nhạc nền thích hợp.
Ví dụ:
1/ Bước 1:
Mỗi bữa ăn 1 mình thì mình gọi 2 món (trong đó có 1 món ăn chơi, 1 món ăn chính) phối với nhau hợp lý, kèm 1 ly nước. Nếu bạn có người tham gia ăn phụ và hỗ trợ quay phim phụ có thể cân nhắc kêu thêm. Nhưng bàn ăn không nên có quá nhiều thức ăn khiến việc setup có thể khó khăn.
Bạn có thể dặn làm các món decor đẹp, hay sao đó để phù hợp với mục đích quay. Hoặc nếu bạn không muốn ăn ngũ vị tân thì có thể dặn thêm. Mình ưu tiên là dù decor đẹp nhưng không quá khác so với việc phục vụ các thực khách khác để người xem có trải nghiệm đúng ý khi đến ăn sau khi đã xem các video.
2/ Bước 2:
Tiếp đó, bạn quay các cảnh quay ngắn mà bạn nghĩ có thể sử dụng trong video ở thể loại 1 hay có thể ở các thể loại khác nữa. Nhưng có lẽ tập trung cho cùng 1 thể loại thì tập trung hơn, thích hợp với người mới bắt đầu.
Các cảnh mà mình hay quay:
Loại 1: cảnh quay món ăn ở nhiều góc độ khác nhau
- Đưa camera điện thoại từ xa đi tới gần 1 món ăn
- Nên quay ở nơi/ bàn ăn mà tận dụng được ánh sáng mặt trời thay vì đèn điện (sẽ giải thích sau).
- Các món khác hay dĩa rau, nước uống, các vật dụng trên bàn cần đặt có chủ đích ở vị trí hợp lý giúp video có bố cục đẹp, bắt mắt.
- Có thể là góc 45 độ so với mặt đất hoặc chênh thêm +- 15 độ tùy nó là thức ăn hay thức uống hay hình dạng đặc thù của món hay góc quay.
- Bàn có 4 hướng, hãy thử các hướng khác nhau xem kết quả thế nào.
- Đưa camera điện thoại từ gần tập trung ở 1 món ăn rồi đưa ra xa để xem toàn cảnh các món ăn trên bàn (cần sắp xếp các món và vật dụng trên bàn và lấy góc để video có bố cục, cảnh quay đẹp bắt mắt)
- Giống trên
- Có thể kết hợp với cách trên: đưa điện thoại từ xa đến gần, thay góc rồi lại đưa ra xa theo góc khác
- Lia điện thoại đi ngang góc 90 độ để chiếu toàn cảnh thức ăn, bàn ăn.
- Cũng nên sắp xếp bố cục các món ăn, thức uống, vật dụng và góc quay để video có bố cục đẹp
- Có thể để camera ở xa để thấy toàn cảnh nhiều hơn, thấy nhiều món hoặc để gần để quay ngang từng món
- Có thể kết hợp với 2 cách trên: thay đổi góc rồi từ từ đưa gần lại, rồi từ gần đưa ra xa để có thêm nhiều cảnh quay đa dạng, phong phú hơn
- Lia điện thoại đi ngang góc 45 độ tới 90 độ so với mặt bàng, sát món ăn để người xem có thể nhìn kĩ thức ăn bên trong
- Điện thoại Samsung các dòng S Plus/ Ultra mới hay IPhone Pro/ Promax đời mới có khả năng đưa sát cận cảnh để thấy chi tiết vật thể. Trong khi máy ảnh thì bạn cần phải thay ống kính thích hợp. Đây là lợi thế của điện thoại so với máy ảnh giúp bạn có thể quay phim linh hoạt, tạo các góc quay khác nhau, áp sát đưa xa dễ dàng mà không cần phải đổi ống kính. Điện thoại cũng có lợi thế nhỏ gọn để mang theo và không cần bảo quản kĩ như máy ảnh và ống kính, chi phí cũng rẻ hơn nhiều. Với video màn hình dọc có độ phân giải 1080 thì cũng không cần thiết phải dùng máy ảnh. (Mình sẽ viết 1 bài ưu thế của việc dùng điện thoại smartphone để quay video so với máy ảnh trong 1 số trường hợp ở bài viết khác)
- Có thể kết hợp cách 2, sau khi xem xong thì đưa ra xa để thấy toàn cảnh.
- Hoặc kết hợp cách 1, đưa lại gần rồi lia ngang.
- Hướng camera vào 1 món ăn, góc 90 độ so với mặt bàn cho tới 45 độ tùy món ăn hay thức uống rồi lia ngang theo đường vòng cung mà vẫn giữ hướng camera vào món đó
- Quay kiểu này có thể thấy bàn ăn và khung cảnh xung quanh của nhà hàng
- Cần sắp xếp bố cục xung quanh, món ăn hợp lý
- Có thể kết hợp với các cách trên
- Đặt camera song song với mặt bàn, lấy góc thức ăn ở chính giữa rồi xoay camera để khung hình món ăn xoay tròn giữa ở trung tâm
- Nên sắp xếp bố cục các món ăn và vật dụng xung quanh để có cảnh quay đẹp
- Có thể áp sát hơn để che các khuyết điểm là quay thấy sàn hay chân của bạn
- Có thể vừa quay vừa lia xa, lia gần (cách 1 và 2) hoặc các cách khác rồi từ từ thay đổi góc song song với mặt bàn rồi xoay (hoặc ngược lại)
- Không thể xoay hết 1 vòng tròn nên đừng ráng, nửa vòng cũng không được. Nên dùng thân người quay ngang để quay được nhiều hơn, đưa ghế ngồi ra xa để đỡ vướng.
- Có thể từ song song tới 45 độ hay hơn tùy món ăn để sáng tạo thêm các góc quay mới.
- Kết hợp các cách trên để quay nhiều góc cạnh của bàn ăn, quán ăn để có nhiều video ngắn phong phú để làm đầu vào biên tập video sau này.
- Có thể quay có 1 phần có khách đang ăn để cho người xem thấy nhà hàng có khách cho xôm tụ và làm phong phú video. Tuy nhiên, có lẽ khách không thích video bị dính mình nên đa số mình sẽ tránh các cảnh quay vậy hoặc khiến nó mờ đi bằng cách áp sát điện thoại vô chủ thể sẽ có hiệu ứng xóa phông.
Có cần Gimbal chống rung cho điện thoại khi thực hiện các cảnh quay trên?
Nếu bạn dùng điện thoại hay xem các video trên Youtube người ta dùng Gimbal cho điện thoại và máy ảnh thì thấy có vẻ như Gimbal hỗ trợ sẽ tạo ra các cảnh quay mượt mà hơn.
Mình mới đầu cũng nghĩ vậy (lúc sau khác). Thực tế thì tuy điện thoại có chống rung ống kính nhưng quay không mượt, cần khéo léo ở cách cầm điện thoại, tư thế và cách lia địa thoại, đưa điện thoại sử dụng thân, eo, tay, cổ tay thì mới cho ra kết quả tốt.
Và có nhiều cảnh quay mình dùng điện thoại thì quay khó chịu và rung lên. Và có các cảnh rất khó chống rung và giật lác.
Gần đây thì mình mới mua cái Gimbal để cải thiện khả năng quay. Ban đầu dùng ở nhà, thử nghiệm gimbal thì thấy quay mượt mà, mướt và hỗ trợ tính năng quay tròn.
Hôm nay, mình lấy ra thử nghiệm thực tế thì do nó chống rung, quay mượt nên nó ko quay theo các cảnh quay mà mình mong muốn, thiếu sự linh động.
Mình chỉ có thể thực hiện các cách lia ngang là được, không kết hợp được với các cách quay khác. Tính năng xoay cũng ko được như ý, ko cố định song song mặt bàn được.
Nên mình thấy nó không hữu ích đối với các cảnh quay trên. Nên bạn thấy các video cảnh quay trên ở Tiktok/FB Vegan Heaven thì mình dùng tay không để quay, không dùng Gimbal.
Có lẽ Gimbal thích hợp ở các trường hợp khác hơn như thường giữ cố định, đi tới đi lui, lia ngang lia dọc đơn giản, không cần các động tác phức tạp đòi hỏi sự linh hoạt.
Loại 2: cảnh quay mình ăn trên bàn, xung quang có các món ăn hay cảnh gắp đồ ăn, cảnh mô tả các món ăn mà có đụng đũa muỗng trực tiếp
Bạn có thể dùng các tripod hay các dụng cụ khác để dựng điện thoại cố định ở góc có cảnh mình ăn, có thể quay thấy mặt hoặc 1 phần thân.
Các dụng cụ hỗ trợ cho việc quay loại này:
- Tripod để bàn (giá tầm 15k tới 50k. Loại có thể kéo dài thì tầm 250k. Nếu muốn tripod chất lượng, không bị lỗi nhỏ như chân lỏng lẻo thì có thể mua của các thương hiệu như Ulanzi, giá tầm 75k đến 250k tùy loại. Còn muốn tiết kiệm ngân sách thì mua loại thường):
- Cố định điện thoại, đặt trên bàn ăn, hướng tới mình. Ở giữa mình thì có các món ăn khác để trang trí thêm cho bố cục.
- Có loại tripod mini nhỏ và tripod dài. Mình đề xuất tripod mini nhỏ vì khi hạ thấp thấy được nhiều cảnh và không vướng cái chân tripod vào cảnh quay. Đây cũng là loại mình hay thường dùng.
- Tripod chân dài để bàn thì có thể nâng cao hơn để có các góc quay khác (mình ít khi dùng loại này), hoặc vững hơn khi di chuyển điện thoại vuông, áp sát gần mặt bàn khiến trọng tâm bị lệch.
- Loại Tripod Ulanzi có loại có thể kéo dài trục chính (giá tầm 250k), thích hợp nâng độ cao của góc quay điện thoại, giúp quay các góc độ khác, quay người review, quay từ vị trí cao hơn xuống đĩa thức ăn (thay vì cầm tay thì rung, khó cố định), cố định quay góc trên nhìn xuống của ly nước. Giá tầm 250k. Nếu mua thì có lẽ chỉ cần tripod mini để quay góc ở tầm thấp là được, không cần thêm cây tripod chân dài trừ trường hợp cần gắn thêm gậy selfie nối dài hoặc mua dự phòng/ thử nghiệm.
- Nhìn chung, tripod chân dài và diện tích tam giác nối 3 chân càng lớn thì càng vững trong trường hợp mình điều chỉnh góc điện thoại khiến trọng lượng dồn về 1 bên khiến tripod bị nghiên, rớt. Nên tripod chân dài vẫn có ứng dụng trong 1 số trường hợp. Nhược điểm là diện tích tam giác 3 chân lớn nên có 1 số vị trí trên bàn không đặt được vì chân sẽ tụt rớt khỏi bàn.
- Tripod để bàn kết hợp với ballhead để có thể điều chỉnh linh hoạt góc quay và kẹp điện thoại để giữ cố định điện thoại. Ballhead đặt trên tripod dài, vững có thể xoay ngang 90 độ, gắn thêm kẹp điện thoại để quay màn hình dọc, có thể lật ngược điện thoại cho camera chạm bàn trong trường hợp bạn muốn quay camera vị trí thấp để có góc quay độc đáo.
- Tripod để bàn nhỏ gọn nên gấp lại có thể làm tay cầm giúp giữ điện thoại ổn định hơn, thuận lợi cho 1 số góc quay và không cần tháo điện thoại ra mà vẫn cầm quay tiếp. Tripod Ulanzi thanh có thể kéo dài thì có thể sử dụng như gậy selfie trong trường hợp bạn đi chơi và muốn chụp hình/ quay video selfie.
- Search từ khóa "tripod để bàn" trên sàn tmđt để tìm mua sp.
- Đề xuất có 1 tripod mini để bàn để quay các góc mà camera/ điện thoại cần đặt thấp nhất và 1 tripod Ulanzi để bàn có khả năng kéo dài để quay các góc trên cao hơn hướng xuống.
- Giá đỡ điện thoại: loại này mình được tặng khi mua đồ online. Mục đích của loại này làm giá đỡ trên bàn để dùng điện thoại nhưng mình thấy có thể dùng như tripod để quay 1 số cảnh quay, đặc biệt là các cảnh quay cần áp sát camera vào món ăn hay cần hạ thấp độ cao của camera nhiều nhất có thể thì rất là hữu dụng.
- Chân đèn (tầm 100k tới 150k):
- Đây là chân đèn màu đen bằng nhôm có thể gấp gọn. Đầu phía trên có vít 1/4 inch có thể lắp thêm các thiết bị như ballhead, kẹp điện thoại hay các thiết bị khác. Phần đầu dưới vít có thể lắp thiết bị như đèn quay phim chuyên dụng.
- Độ cao gấp gọn tầm 60 tới 70cm (tùy loại) còn mở rộng thì có các loại cao 1.1m, 1.6m, 2m, 3m.
- Mua loại 1.6m thì nhỏ gọn và phù hợp. Trường hợp sau này bạn muốn dùng đèn quay phim chuyên nghiệp hay dùng tản sáng cỡ lớn thì có thể sắm thêm loại cao 2m, 3m.
- Loại 1.1m thì độ cao lắp điện thoại quay khi mình đứng thì không đủ, còn khi mình ngồi trên bàn thì phù hợp. (Không nên mua loại này vì chân đèn 1.6m hay 2m đều dùng thay thế được. Hoặc tripod cho điện thoại dài 1.8m, gấp gọn 30cm tuy mắc hơn nhưng tiện dụng)
- Trường hợp góc quay mình ăn không thể để tripod bàn thì mình cần đặt tripod/ chân đèn có độ dài cao trên mặt sàn.
- Gắn thêm ballhead và kẹp điện thoại để có thể dùng với điện thoại.
- Khuyết điểm là cồng kềnh, độ dài lớn nên khó mang theo trong balo, hay chuyên chở bằng xe máy dù dùng loại ngắn 1.6m. Nếu thường quay phim tại nhà hàng thì có thể gửi ở đó cho đỡ cồng kềnh.
- Khuyết điểm khác là chân đèn cồng kềnh nên khó áp sát 1 số loại bàn ăn hay mặt bằng vướng vật cản phía dưới nhưng cũng không phải khuyết điểm lớn.
- Loại 1.1m gấp gọn còn 42cm (không nên mua loại này vì tỉ lệ sử dụng thấp) và loại 1.6m gấp gọn còn 55cm (giá tầm 50k) thì có thể cho vừa balo lớn cao 55cm. Balo lớn cỡ vậy thì có thể cho thêm tản sáng, đèn quay phim vào. Nhưng loại 2m gấp gọn gần 70cm (giá tầm 70k) thì ko vừa balo.
- Có 1 số loại đắt tiền hơn của hãng có thương hiệu, tầm 400k tới 800k thì tuy cao 2m nhưng vẫn gọn 50cm cho vừa balo lớn, chất liệu cứng cáp vững chắc.
- Có loại tầm 125k, cao 2m, gấp gọn 50cm, làm bằng nhôm. Nên mua loại này cho rẻ và gọn. (Search "Nagnahz 78 tripod" hay "chân đèn gọn" hay chân đèn gấp ngược" để tìm sp này). Loại cao 1.6m gấp gọn 40cm giá tầm 90k.
- Ưu tiên mua loại gấp gọn hơn các loại rẻ tiền mà không được gọn để có thể dễ dàng cất trong balo cao tầm 55cm để mang đi tác nghiệp nơi xa.
- Ưu điểm: giá rẻ, chắc chắn hơn tripod dành cho điện thoại và có thể dùng gắn phụ kiện cho mục đích khác (đèn, thanh ngang để điện thoại ở các góc khác, phông nền, v.v...)
- Tripod dành cho điện thoại:
- Có nhiều loại nhưng đang phổ biến loại tầm 175k tới 250k (tùy tính năng và độ dài) dùng cũng tốt
- Chân không cồng kềnh như chân đèn.
- Hơi rung khi đụng nhưng không đáng kể, dễ dàng chỉnh lại.
- Điều chỉnh góc điện thoại mượt.
- Đầu chỉnh góc cho kẹp điện thoại thiếu linh hoạt hơn so với ballhead mặc dù mượt hơn. (Có đầu vít 1/4 inch để có thể gắn ballhead nhưng mình chưa dùng thực tế)
- Nhỏ gọn, loại cao 1m8 (giá tầm 200k) cũng có thể gấp gọn (tầm 30) để trong balo nhỏ để thuận tiện mang đi sử dụng. Đây là lợi thế hơn so với chân đèn.
- Nên có 1 cái để dùng cho thuận tiện khi mang đi xa.
- Có thể dùng tripod điện thoại thay thế hẳn cho tripod để bàn không?
- Tripod để bàn chân ngắn nên độ cao thấp hơn tripod điện thoại ở độ cao thấp nhất. => có 1 số góc quay tầm thấp thì tripod điện thoại đặt trên bàn sẽ không quay được.
- Tripod mini tuy quay tầm thấp dễ dàng nhưng quay vị trí trên cao xuống thì không được. Nên tripod Ulanzi để bàn kéo dài sẽ thuận tiện hơn và tầm thấp nhất của tripod Ulanzi cũng có các góc quay đẹp, ko nhất thiết dùng tripod mini. Nhưng có thêm tripod mini để dự phòng thì rất tốt.
- Tripod mini có chân ngắn nhất, tripod điện thoại chân dài và cao nên tripod điện thoại không thể thay thế trong hầu hết các trường hợp.
- Tripod Ulanzi kéo dài của mình thì độ cao thấp nhất hơn tripod mini, nhưng cũng khá cao. Tripod điện thoại cao 1.8m thì ở độ cao thấp nhất cao 30 tới 40cm thì vẫn quá cao, ko tiện như tripod Ulanzi kéo dài ở độ cao thấp nhất.
- Tuy nhiên, cũng có dòng tripod điện thoại (giá tầm 40k đến 160k) cao tầm 1m, rút gọn thì tầm 20cm nên có thể cân nhắc để thay thế. Mình chưa sở hữu và dùng thực tế nên không chắc. Bạn có thể nghiên cứu thử nghiệm. Độ cao 1m đạt từ sàn thì có thể quay các cảnh trên bàn ăn, cảnh bạn ngồi trên bàn ăn nhưng sẽ không đủ độ cao khi quay cảnh bạn đứng, di chuyển trong nhà hàng hay các khung cảnh khác. => Có thể cũng cần 2 tripod điện thoại độ cao khác nhau hoặc 1 tripod 1.8 m và 1 tripod bàn (vd Ulanzi) có thể kéo dài lên 1 chút. Mình đề xuất sử dụng trường hợp sau.
- Hơn nữa, đa phần tripod điện thoại từ 1m trở xuống thì chỉ có kẹp điện thoại mặc định, không có đầu vít 1/4 inch để bạn có thể gắn các phụ kiện (kẹp điện thoạt thích hợp hơn, đèn/ mic). Nên vẫn là ưu tiên dùng tripod Ulanzi để bàn có thể kéo dài 1 đoạn và tripod điện thoại cao 1.8m (ngoài kẹp điện thoại mặc định vẫn có đầu vít 1/4 inch để gắn các phụ kiện khác). Trường hợp bạn chỉ có tiền để đầu tư 1 tripod thì mình đề xuất tripod điện thoại cao 1.8m, tuy độ dài thấp nhất 30cm thì để trên bàn không thích hợp nhưng miễn cưỡng vẫn dùng được, bạn cần zoom camera điện thoại to thêm 1 chút là vừa khung hình nhưng có thể làm giảm chất lượng hình ảnh của video và không thể quay các góc quay ở độ cao thấp.
- Tripod dành cho máy ảnh
- Tuy tripod dùng cho máy ảnh nhưng mình có vít 1/4 inch để có thể gắng kẹp điện thoại. Không cần ballhead vì bản thân nó có thể đưa lên hạ xuống rất mượt, dễ dàng hơn ballhead.
- Có nhiều loại nhưng mình đề xuất của hãng Yungteng vì nó rẻ và mình cũng chưa thử dùng của hãng khác.
- Có nhiều loại nhưng có 2 dòng mình từng sử dụng là Yungteng VCT-5208 (có 4 số giá tầm 300k) và Yungteng VCT-668 hay loại tương tự (có 3 số, tầm 400k tới 500k).
- Loại đầu có mã sp gồm 4 số mình mua điều chỉnh ko linh hoạt, bị lỗi, chả dùng nữa. Loại 2 (3 số) thì mình mua phiên bản cũ nhưng dùng rất tốt, điều chỉnh góc rất mượt. Loại đầu do mình thấy cùng tên, có chữ VCT và cùng đầu số nên mua nhầm, các bạn chớ mua nhầm nhé.
- Tripod Yungteng VCT-668 chìu dài gấp gọn là 46cm nên có thể để trong balo có kích thước lớn hoặc đựng trong bao có thể treo.
- Nhượt điểm là giá mắc hơn tripod điện thoại và chân đèn.
- Ưu điểm là điều chỉnh góc linh hoạt, mượt mà cho 1 số cảnh quay. Có thể gắn máy ảnh nếu sau này bạn định đầu tư máy ảnh.
- Gọn hơn chân đèn nhưng cồng kềnh hơn tripod điện thoại.
- Search từ khóa tripod Yungteng VCT để tìm.
- Gậy selfie có khả năng rút dài (tầm 35k):
- Kết hợp với tripod để bàn chân dài, ballhead, kẹp điện thoại để giữ điện thoại.
- Mua loại mà đầu có vít 1/4 inch để gắn thêm ballhead, kẹp điện thoại; đuôi thì có ốc âm 1/4 inch để gắn thêm tripod để bàn loại dài.
- Chiều dài gấp gọn tầm dưới 20cm nên dễ mang theo và để chung với các phụ kiện tripod, kẹp điện thoại, ballhead.
- Khuyết điểm là khá mỏng, dễ lung lay, không vững chắc như chân đèn hay tripod cho điện thoại, khó điều chỉnh khi lung lay. Nhưng được cái rẻ, nhỏ, gọn. Nếu ngân sách thấp thì bạn có thể mua loại này hoặc để tiện mang theo phòng ngừa trường hợp bạn quên tripod ở đâu đó.
- Có 1 số gậy nối dài vững chắc hơn nhưng chi phí cao, tầm gần 275k. Thay vì vậy mua tripod điện thoại cao 1.5m/1.8m vẫn tốt hơn, tiết kiệm và hiệu quả hơn.
- Search từ khóa "gậy selfie nối dài" để tìm trên sàn tmđt.
- (Sau 1 thời gian sử dụng thì thấy có tripod điện thoại cao 1m hay 1.8m thì vẫn tiện dụng hơn. Gậy selfie độ dài ngắn nhất thì vẫn cao, không để trên bàn quay thuận tiện như tripod Ulanzi kéo dài được, vị trí dưới sàn kéo dài thì rung, không bằng tripod điện thoại 1.8m, giá thì tương đương tripod điện thoại tầm 1m. Tripod điện thoại tầm 1m vẫn có chiều cao tối thiểu thấp, để bàn quay rất tốt) => đầu tư tripod Ulanzi kéo dài được vẫn tốt hơn và tripod điện thoại cao 1.8m nữa thì càng tốt (Giá cả, chi phí đầu tư cao hơn nhưng sử dụng hiệu quả)
- Ballhead (loại rẻ tầm 25k đến 50k. Loại mắc hơn mình không dùng):
- Là dụng cụ có bi xoay tròn 360 độ để điều chỉnh đầu vít 1/4 inch gắn kẹp điện thoại.
- Có thể điều chỉnh linh hoạt góc điện thoại nhưng không mượt bằng tripod chuyên nghiệp. Mình vẫn ưu tiên độ linh hoạt hơn đối với quay phim bằng điện thoại.
- Do bạn có thể cần gắn điện thoại trên chân đèn/ tripod bàn nên có thể mua tầm 3 tới 5 cái dự trữ, gắn trên các thiết bị cần dùng để giảm thời gian tháo ra, lắp vô.
- Nhớ mua loại có mô tả là đế có vít âm 1/4 inch. Đừng mua nhầm loại vít âm 3/8 inch (shop bán mà không mô tả rõ ràng và mình tưởng loại 1/4 inch mua về không dùng được hoặc phải tốn tiền mua ốc chuyển)
- Giá 25k mình thấy dùng ok. Còn các ballhead khác đắt quá nên mình không mua dùng thử.
- Kẹp điện thoại (tầm 15k-30k, loại tầm 75k trở lên thì có thể có thêm hotshoe để gắn 1 số phụ kiện như đèn nhỏ, micro...):
- Có nhiều loại như kẹp lò xo và kẹp vặn ốc.
- Mình thấy kẹp lò xo ráp vô và tháo điện thoại ra nhanh hơn.
- Nên mua loại có 2 ốc âm nằm ngang và dọc để có thể sử dụng cho các tình huống khác nhau.
- Nên mua 2 tới 4 cái để lắp cố định trên tripod bàn và chân đèn/ máy ảnh để đỡ tháo ra lắp vô khi đang quay.
- Loại kẹp điện thoại có đế chữ L có thể xoay ngang, dọc nhưng khi áp sát xuống thì khiến trọng tâm tripod để bàn bị lệch về 1 hướng, không đứng được, bị đổ ngã. Tripod để bàn chân dài vẫn dùng được. Nên mình không khuyến nghị mua loại này lắm, mặt dù tiện lợi xoay ngang xoay dọc nhưng số trường hợp ứng dụng được thấp và có thể thay thế bằng kẹp điện thoại lò xo có 2 ốc. Có thể áp dụng gắn lên chân đèn thì hợp lý hơn, nhưng kẹp lò xo có 2 ốc vẫn có thể ứng dụng thay thế được. => nên dùng kẹp lò xo có 2 ốc ngang và dọc để dễ hướng điện thoại nằm dọc ngang tùy con ốc.
- Trường hợp kẹp điện thoại có đế chữ L gắn trên tripod cao/ chân đèn thì có thể ứng dụng khi nghiên xuống thì camera đưa tới 1 chút thì có thể ứng dụng cho các góc quay cần áp sát tripod/ chân đèn sát bàn. Do chân tripod cao/ chân đèn có độ dài lớn nên đứng vững, không bị đổ ngã.
- Kẹp gắn trên ballhead, ballhead gắn trên tripod bàn/ gậy selfie/ chân đèn
- Đèn quay phim chuyên nghiệp:
- Trường hợp bạn quay ở nơi đầy đủ ảnh sáng mặt trời, ở ngoài sân hay ở vị trí gần cửa sổ lớn và lúc có mặt trời có độ sáng thích hợp, đầy đủ chiếu vào thì khi quay phim các màu sắc sẽ rõ ràng, sắc nét, cho ra những hình ảnh đẹp, chất lượng.
- Trường hợp không đủ sáng thì thường bạn phải bật đèn. Nhưng ánh đèn điện trong phòng thì có độ hoàn màu tầm 85% so với ánh sáng mặt trời. Như vậy, màu sắc kém sắc nét, thiếu sức sống hơn.
- Trường hợp bạn muốn tăng chất lượng sản phẩm thì bạn có thể mua bộ đèn quay phim chuyên nghiệp có độ hoàn màu từ 95 tới 97% thay cho ánh đèn điện của nhà hàng.
- Mình hiện mới mua đèn Godox SL60BI nhưng chưa dùng thử thực tế. Khi nào dùng thử sẽ cập nhật sau. Mình thêm vào đây để bạn cân nhắc.
- Nhược điểm, đầu tư con này tầm 4tr (đèn 3.180tr + softbox tầm 600k). Chân đèn thì mình có sẵn rồi.
- Nhược điểm khác là cồng kềnh, cần để trong balo rộng và nên có cái gì đó để chống sốc, bảo vệ đèn. => khó mang đi lại thuận tiện và rườm rà khi lắp ráp và thao tác, nhất là quay 1 mình => nên ưu tiên quay nơi có ánh nắng mặt trời
- Dĩ nhiên, nếu đèn điện đủ đáp ứng nhu cầu của bạn thì không cần thiết phải có thêm đèn. Trường hợp này có thể cần biết quay điện thoại dùng chức năng nâng cao để có thể điều chỉnh tối ưu độ sáng mà không khiến video bị nhiễu hoặc giảm nhiễu nhất có thể. Nhưng dĩ nhiên màu sắc sẽ nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Các cảnh quay có thể quay như:
+ Trộn thức ăn (1 số món)
+ Gắp rau nêm, đổ gia vị
+ Gắp thức ăn (muỗng, đũa, nĩa tùy món)
+ Uống nước
+ Đang ăn quay 1 phần người
+ Quay toàn cảnh đang ăn
Hãy thử các góc khác nhau, gần xa khác nhau, tripod trên bàn hay chân đèn đứng trên sàn quay vào khác nhau để chọn góc tối ưu. Sắp xếp góc quay, các món ăn và bố cục trên bàn để cho ra hình ảnh, bố cục đẹp, bắt mắt.
Loại 3: các khung cảnh không gian nhà hàng
Có vai trò bổ sung thêm trong các cảnh quay, giúp khách cảm nhận, thân thuộc với không gian quán khi đến những lần đầu. Cũng giúp là nguyên liệu đầu vào để làm đa dạng các video.
Các cảnh quay có thể quay:
- Cảnh từ ngoài bước vào nhà hàng
- Cảnh lia camera ngang vòng cung quang cảnh khách ngồi bên trong nhà hàng hay các góc đẹp trong khung cảnh nhà hàng
- Cảnh lia camera ngang từ vật thể như cột nhà, cây cảnh hay các vật decor khác đi ra và chiếu không gian rộng lớn quán ăn
- Cảnh khách (1 hay nhiều bàn) ngồi ăn ở xa. Mình hạn chế phần này vì cũng lo khách khó chịu vì thiếu tính riêng tư
- Cảnh nhân viên phục vụ bưng bê món, đặt món lên bàn
- V.v...
Do không đòi hỏi góc lia phức tạp nên có thể dùng Gimbal chống rung trong các trường hợp này. Tuy nhiên, nếu bạn đủ khéo thì chống rung ống kính điện thoại là dùng được rồi. Thường các cảnh quay này cũng không quay thường xuyên.
Chống rung điện tử của IPhone hay Samsung cũng tốt nhưng mình để ý thì chất lượng hình ảnh có giảm 1 chút và khung hình sẽ bị thu lại nhỏ hơn, không thích hợp khi quay các góc nhìn rộng, toàn cảnh. Nhưng bạn cũng nên thử cảm nhận trực tiếp.
Loại khác: bạn có thể sáng tạo thêm. Hoặc quay đoạn chuẩn bị món ăn (nhưng mình sẽ sắp xếp ở mục thể loại video khác, bạn nên thực hành ở thể loại video 1 này cho quen cái đã).
3/ Bước 3:
Sàn lọc các video lỗi mà chắc chắn sẽ không dùng ở khâu biên tập. Các lỗi thường gặp như: video bị rung lắc mạnh, bố cục video không đẹp, quay trúng phần xấu lỗi của nhà hàng (do khúc đó bị hư, mốc chưa sửa hoặc chưa che) hoặc để quên các phụ kiện, đồ vật không nên có trong khung hình...
Dĩ nhiên, nếu bạn quay 1 đoạn xong và xem lại nếu có lỗi thì quay lại thì sẽ hạn chế bị lỗi. Nhưng có thể sẽ khiến thời gian quay chậm hơn. 1 số món nước sẽ vữa ra, khó ăn, không được đẹp nếu để lâu.
Và thời gian đầu chưa quen thì thường có nhiều lỗi, và bạn cần kiên nhẫn, không vội ăn để có thể quay được nhiều hơn. Nếu khi quay mà có tâm lý muốn ăn sớm thì khó mà có các cảnh quay đẹp. Nên cần xác định đã đi quay phim thức ăn thì không nên ham ăn ngon, ăn sớm.
Bạn xóa các đoạn video lỗi và giữ lại các đoạn video đủ chất lượng để phục vụ việc biên tập video hoàn chỉnh.
Bạn có thể chép vào máy tính hoặc lưu trên Google Drive các đoạn video đó để tiện dụng sau này. Mỗi buổi quay có thể chỉ dùng vài video trong số bạn quay nhưng các video biên tập lần sau bạn có thể dùng từ nhiều buổi quay, kết hợp đa dạng và thay nhạc nền, hiệu ứng chuyển cảnh để cho ra vô số các video khác (tùy khả năng sáng tạo của bạn).
Nên bạn cần xác định các cảnh quay đó có thể dùng trong nhiều video hoàn chỉnh sau này. Nên quay nhiều cũng không lo bị thừa, nên quay đa dạng, tránh trùng lắp giống nhau.
(Không nên gửi các video đó qua Zalo hay các phần mềm khác vì sẽ bị giảm chất lượng video, bao gồm độ phân giải và số khung hình trên giây, khiến khâu biên tập không cho ra sản phẩm tốt, video bì mờ, nhòe, dựt lắc...) => up lưu trữ trên máy tính hoặc Google Drive là tốt nhất. Up quá nhiều lên Drive thì bạn cần mua bổ sung bộ nhớ nhưng sẽ giúp bạn tiện chia sẻ để các thành viên khác có thể tìm và sử dụng.
4/ Bước 4:
Từ những đoạn quay video ngắn, bạn hãy dùng phần mềm chỉnh sửa video để biên tập thành video hoàn chỉnh:
- Hãy chọn những cảnh quay đẹp, độc đáo và sắp xếp theo thứ tự hợp lý. Cắt bớt (rút ngắn) các đoạn quay thừa, lỗi, xấu ở các video ngắn.
- Thêm hiệu ứng chuyển cảnh ở giữa các đoạn quay.
- Có thể thêm 1 số hiệu ứng khác cho khung cảnh.
- Có thể chỉnh tua nhanh những đoạn đang ăn.
- Thêm nhạc nền thích hợp và không vi phạm bản quyền
- Thêm text nếu cần
- Thêm thông tin về nhà hàng nếu cần
Điều chỉnh video có độ dài thích hợp. Các video độ dài trên 1 phút thì có thể bị xét duyệt bản quyền nhạc. Nếu dùng phần mềm Capcut để edit video thì có thể dùng kho nhạc bản quyền có thể dùng trên Tiktok. Nếu muốn chạy qc Tiktok/ FB thì nên dùng bản Pro (có phí) và chọn bản nhạc Pro.
Cách khác là dùng ChatGPT để sáng tác lời bài hát rồi dùng Suno AI để tạo nhạc. Nên mua bản có phí để tôn trọng giấy phép sử dụng nhạc cho mục đích thương mại.
Giá Suno AI pro là 254k mỗi tháng, tạo được 500 bản nhạc. Có lẽ tạo 10 bản thì có tầm 1, 2 bản có thể khiến bạn ưng ý. Bạn có thể dùng vài tháng, tạo vài trăm bản nhạc để dùng dần, download nhạc, hủy đăng kí không dùng nữa sau.
ChatGPT dùng bản miễn phí cũng có thể yêu cầu sáng tác lời bài hát tốt rồi.
Về phần mềm chỉnh sửa thì nếu bạn là người mới, không chuyên thì mình đề xuất bạn sử dụng phần mềm Capcut. Bên nhà hàng thuần chay Vegan Heaven cũng sử dụng.
Capcut có thể được sử dụng trên Smartphone và PC/ laptop. Phiên bản trên PC có nhiều tính năng hơn và edit thuận tiện hơn. Hiện bên mình dùng trên smartphone là chính, dùng vẫn tốt.
Nên mua bản pro trả phí (giá 910k/ năm) để mở khóa nhiều tính năng, nhiều hiệu ứng trong video, hiệu ứng chuyển cảnh, phông chữ... mỗi tài khoản có thể cho 5 thiết bị đăng nhập cùng 1 lúc.
Bạn có thể lên Youtube để tìm các hướng dẫn dạy edit video bằng Capcut Mobile/ PC.
Các phần mềm khác thì giá mắc hơn, khó sử dụng và cần máy tính cấu hình mạnh thì mình không đề xuất.
Capcut mobile có hệ thống template (mẫu video có sẵn), các video dựng sẵn. Nếu bạn có sẵn hình chụp, đoạn video ngắn thì có thể dùng template để tạo video nhanh. Mỗi video của nó tầm 15 giây.
Mỗi buổi bạn quay vài món, chắc có tầm ít nhất 20 đoạn quay. Vài buổi bạn sẽ quay đa dạng. Nếu kết hợp các đoạn quay của các buổi khác nhau, kết hợp các template khác nhau và kết hợp các bản nhạc nền khác nhau thì bạn có thể tạo ra vô số video để up lên Tiktok, FB reel, Youtube Short...
5/ Bước 5:
Up video lên các nền tảng như Tiktok, FB Reel, Youtube Short, Zalo Video...
Nếu các cảnh quay của bạn có độ phân giải là 1080p (FHD) thì biên tập và xuất video ở 1080p để có chất lượng tốt nhất. Nếu quay HD 720p thì biên tập và xuất ở độ phân giải HD720p.
Nếu video quay 1080p và gửi qua Zalo, bạn bấm chọn nút HD thì video đó được hạ xuống 720p nên chất lượng giảm. Nếu không bấm HD thì chất lượng giảm xuống nhiều hơn nữa nên bạn cần lưu ý điểm này.
Nhìn chung, quay màn hình dọc thì dùng độ phân giải 1080p hay 720p là ổn rồi.
Với điện thoại thì không nên quay Video 4k vì do giới hạn bộ xử lý và cảm biến của điện thoại thì quay ở độ phân giải cao có thể bị giảm chất lượng hình ảnh ở các phương diện khác. Quay độ phân giải 1080p và 30fps sẽ cho ra hình ảnh đẹp hơn.
Không cần quay khung hình 60fps vì không có các cảnh quay hành động nhanh hay lia máy nhanh. Và 60fps thì cũng có thể làm giảm chất lượng video do giới hạn bộ xử lý điện thoại và cũng khiến bạn tốn dung lượng lưu trữ video.
Video 1080p hay 720p và 30fps thì dung lượng nhỏ, tiện để lưu trữ trên cloud và up lên các nền tảng và điện thoại smartphone khi quay cũng sẽ qua bước tối ưu hình ảnh của video được tốt hơn.
Video 4k có lẽ thích hợp cho kênh Youtube, quay màn hình ngang, độ dài nhiều hơn... và bạn có lẽ cần đầu tư máy ảnh, ống kính, máy tính cấu hình siêu mạnh để thực hiện. Chi phí đầu tư có thể hơn 100 triệu.
Nếu yêu cầu chất lượng không cao, chỉ quay video màn hình dọc cho Tiktok, FB reel và quay thường xuyên thì dùng điện thoại đời mới như Samsung S24 Plus/ Ultra Hay IPhone 14 Pro/ Promax thì nhỏ gọn, tiện lợi, linh hoạt và chi phí tầm 22 triệu tới 28 triệu nếu mua mới và 13 tới 18 triệu nếu mua cũ (nếu bạn biết test điện thoại cũ tốt hay nhờ người rành kiểm tra hay tìm chỗ mua có uy tín thì cũng có thể kiếm được điện thoại cũ, dùng tốt, giá thấp hơn).
Các dòng cũ thấp hơn 1 tới 3 đời vẫn có thể quay các dạng video trên được.
........
Như vậy, mình đã giới thiệu cách quay, dựng video thể loại 1.
Vậy về vấn đề ưu nhược điểm thì thế nào?
Ưu điểm:
- Khi có điện thoại quay phim tốt, có nơi có ánh sáng phù hợp thì có thể dễ dàng quay các video đẹp.
- Các cảnh quay có thể chứa không gian đặc thù của quán, logo quán giúp gia tăng thương hiệu, giúp khách cảm thấy thân quen và thoải mái khi đến nhà hàng. => nhận được hiệu quả lâu dài về sau.
- Không cần người mẫu và người hỗ trợ, có thể thực hiện 1 mình.
- Nếu nhà hàng được thiết kế có các góc đẹp, không bị lỗi bị hỏng mốc, decor đẹp thì thuận lợi khi quay.
- Dễ quay, có thể làm thường xuyên. Số lượng món ăn càng phong phú, có nhiều góc quay đặc thù thì số lượng video tạo ra có thể nhiều hơn.
- Có thể dùng lại kết hợp nhiều video cho các buổi và có thể dùng video cho các thể loại khác mà mình sẽ trình bày sau.
Khuyết điểm:
- Thiên về hình ảnh, không có lời dẫn, lời thoại review sản phẩm/ dịch vụ và kêu gọi hành động để tăng tỉ lệ khách đến nhà hàng. (Theo tâm lý thì 1 số người tiếp thu hình ảnh tốt, 1 số tiếp thu âm thanh lời thoại tốt nên thêm lời thoại giới thiệu sẽ hiệu quả trong marketing hơn) => gia tăng doanh số và số lượng khách hàng chậm.
- Không thể kết hợp chương trình khuyến mãi hay giới thiệu các điểm độc đáo, đặc biệt của nhà hàng để kêu gọi khách đến dùng thử. => doanh số và số lượng khách hàng mới sẽ tăng chậm.
Các việc nên làm để tối ưu lợi ích của dạng video này:
- Có chiến lược, chiến thuật xây dựng thương hiệu.
- Có logo nhận diện thương hiệu có thể gắn rõ ràng ở bảng hiệu, bao đựng muỗng/ đũa/ tăm, đồng phục nhân viên hay các ấn phẩm khác. (1 số in logo dán lên ly nhưng bên mình có muỗng đũa rồi và ly thì đa dạng, khó dán). Logo có lẽ quan trọng nhất vì được dùng ở trên mạng xã hội, trên các ấn phẩm online offline nên cần phải thiết kế chỉnh chu, dễ nhận diện và có thể dùng lâu dài ổn định.
- Có thể có các nhận dạng thương hiệu khác nếu được (thiết kế đồng phục bếp, pha chế, phục vụ...)
- Quán có không gian đặc biệt, phong cách riêng, decor đẹp. => Video giúp khách quen với không gian trước khi lần đầu đến quán và khiến cho trải nghiệm khi xem video và vào quán tương ứng. Cũng giúp có các cảnh quay đẹp luôn.
- Không nên thay đổi thiết kế thường xuyên hay quá nhiều khiến khách hàng cảm thấy lạ với thiết kế mới. Trong các dịp đặc biệt có thể trang trí 1 sửa đổi nhưng không thay đổi đáng kể tổng thể chung. Hoặc sửa chữa thay mới nhưng không quá thay đổi tổng thể cảm nhận.
- Decor thức ăn đẹp, chén bát đĩa đẹp giúp các cảnh quay video đẹp và độc đáo hơn.
- Dùng ChatGPT sáng tác lời nhạc thương hiệu hoặc kêu gọi ăn chay, ca ngợi món ăn đặc biệt nào đó và dùng Suno AI để tạo nhạc. Lời nhạc sẽ giảm nhược điểm là thiếu lời thoại dẫn dắt trong video.
- Trong 3 giây đầu cần gây ấn tượng tốt cho khách hàng, khiến họ quyết định xem tiếp thay vì lướt qua. => Chọn đoạn video có góc quay đẹp, ấn tượng nhất cho lên đầu và có thể thêm hiệu ứng nếu cần thiết.
- Nên thêm các text ngắn bổ sung để làm nổi video và chất lượng (slogan, câu khen, cảm thán giàu cảm xúc) hay lời kêu gọi hành động đến ăn uống/ dùng bữa tại nhà hàng.
Ngoài ra, nên hướng tới các dạng video khác để tối ưu lợi ích, giúp đạt hiệu quả gia tăng doanh số cao hơn.
Thể loại 1.1: Dạng video có các cảnh quay thức ăn, không gian quán có bối cảnh, bố cục đẹp kèm nhạc nền + Thêm các cảnh quay chuẩn bị thức ăn, biểu diễn làm thức ăn tại bếp
Mình đặt thể loại 1.1 này ra riêng vì ở thể loại 1 thì mình có thể thực hiện quay 1 mình nên đơn giản.
Ở 1.1 này thì mình cần kết hợp ở bếp và quay ở bếp sẽ có 1 số đặc điểm và khó khăn sau:
- Không gian ở bếp thường không được thiết kế đẹp, khó có thể sắp xếp lại khu bếp cho mục đích quay phim hơn là khu phục vụ ăn uống => số góc quay sẽ giới hạn, không quay được toàn cảnh, chỉ quay cận và quay ở 1 số chỗ đẹp.
- Có lẽ là bàn ở bếp là bàn inox, nên không đẹp lắm. Nếu quay cảnh phỏng vấn, giới thiệu bếp sạch, có trang thiết bị tốt thì quay toàn cảnh ok. Còn nếu quay để có video đẹp thì sẽ khó. => cần phải có 1 số sắp xếp và cảnh quay đặc biệt: quay cận cảnh hơn hoặc quay chi tiết thao tác tay cắt rau củ trên thớt, sắp đồ ăn vào đĩa, nấu đồ ăn, xốc chảo, v.v...
- Không có ánh sáng mặt trời, chỉ có đèn điện nên màu sắc sẽ thiếu sắc nét. Dĩ nhiên, cũng tạm chấp nhận được nhưng mình là người cầu toàn nên cảm thấy khó chịu.
- Người quay không biết làm bếp thì cần bếp tham gia diễn xuất. Đôi khi làm bếp khi quay phim sẽ khác làm thực tế. Và cần có mối quan hệ với bếp để có thể có sự cộng tác tốt.
- Giá trị hình ảnh thương hiệu và nâng cao trải nghiệm khách hàng không cao do thiếu cảnh đẹp, thiết kế theo phong cách nhà hàng, của nơi phục vụ khách hàng=> nên số cảnh làm trong bếp nên thấp hơn số cảnh bên ngoài sảnh và cảnh trong bếp chỉ là phần để bổ trợ cho các cảnh ở khu phục vụ ăn uống.
(Hiện mình chỉ đang dự định quay mở rộng thêm thể loại 1.1 này ở các cảnh trong bếp. Sẽ cập nhật bài viết khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn.
Có thể sẽ thí nghiệm dùng đèn Godox SL60BI mới mua. Sẽ khó khăn là cồng kềnh, phức tạp trong quá trình quay phim nhưng sẽ cho ra video có màu sắc rõ ràng, sắc nét, tươi sáng, độc đáo hơn.
Nếu quá rườm rà, chất lượng không tăng đáng kể thì có thể sẽ quay lại cách truyền thống không dùng đèn)
Lợi ích của các dạng quay thể loại 1.1 là làm cho video phong phú hơn, có thể kết hợp để cho ra nhiều video hơn và có thể dùng kết hợp với thể loại 2.
Thể loại 1.2: Dạng video có các cảnh quay ngắn thao tác ngắn làm thức ăn trong bếp hay thức uống rồi chèn nhạc
Các thao tác cảnh quay cần độc đáo và nghệ thuật và chuyên biệt thay vì tổng hợp cả cảnh làm bếp và phục vụ. Dạng này sẽ chú ý vào thao tác chế tạo món ăn, thức uống hơn. Quay cận cảnh vào thức ăn, nước uống hơn là không gian bên ngoài.
Có thể thêm cảnh nhân viên pha chế đang làm nếu có thể thương lượng được hoặc chính mình làm người mẫu, mặc đồng phục để thao tác. Có thể ở cuối quay cảnh đem thức ăn hay thức uống bê ra phục vụ.
Thể loại 1.2 cũng có thể tích trữ để cho ra hàng loạt video đa dạng như loại 1 và 1.1.
(Hiện chưa làm, sẽ cập nhật thêm khi có kinh nghiệm thực tế)
Thể loại 2: Quay video review, có lời thoại giới thiệu các món ăn, thức uống (có thể thêm thông điệp/ slogan hoặc lời kêu gọi khách đến ăn)
(Hiện mình chưa làm nhưng sẽ cố gắng làm sớm để gia tăng doanh số cho nhà hàng)
Ở thể loại này thì mình sẽ viết lời thoại, lồng tiếng để giới thiệu về từng các món ăn riêng biệt của nhà hàng.
Có thể dùng các video ở mục 1, 1.1, 1.2 để tái sử dụng cho thể loại này hoặc là quay mới cho khớp bối cảnh, có bối cảnh thống nhất tùy mục đích và khả năng sáng tạo của bạn.
Các cảnh có thể quay thêm nếu cần thiết:
- Quay cảnh chính mình bước vào nhà hàng (có thể cần nhờ ai đó quay)
- Cảnh mặt mình quay lại ống kính và chào (nếu bạn không ngại lộ mặt)
- Cảnh quay dùng đũa/ muỗng/ nĩa múc từng món và có lời thoại nói tên từng nguyên liệu nếu cần thiết (để khớp động tác và lời thoại)
- Quay 1 số cảnh trải nghiệm ăn uống tại bàn.
- Có thể quay nói cảm nhận sản phẩm, nêu rõ slogan thông điệp và kêu gọi khách đến dùng bữa tại nhà hàng chay.
- Hoặc các cảnh đặc thù mà bạn không quay ở các video thuộc thể loại trước hay các cảnh quay theo các mục đích của bạn
- V.v...
Và trước khi quay các video trên thì có lẽ bạn nên soạn sẵn kịch bản, lời thoại để khi quay có ý tưởng quay bổ sung chính xác hơn. Bạn cũng có thể dùng ChatGPT để hỗ trợ xây dựng kịch bản cùng lời thoại.
Ví dụ:
+ "ChatGPT, hãy tạo cho tôi 1 kịch bản hoặc (/và lời thoại) cho video review về món Salad Heaven thuần chay của nhà hàng thuần chay Vegan Heaven. Món này gồm các nguyện liệu: (liệt kê các nguyên liệu). Và có (liệt kê nước chấm gia vị nếu có). Món này có những đặc điểm (nêu các điểm nổi bật nếu có). Trải nghiệm khi ăn tại nhà hàng là: (ghi ra) Cuối video có slogan và lời kêu gọi khách đến ăn. Video này dùng để post trên Tiktok".
+ "ChatGPT, hãy cho tôi danh sách các lời kêu gọi hành động, hoặc slogan, hoặc thông điệp có thể dùng cho nhà hàng chay hoặc nhà hàng thuần chay. Hãy cho tối biết ưu nhược điểm của từng cái và nên dùng trong trường hợp nào (nếu bạn muốn có chi tiết thêm)" Trong trường hợp bạn bí ý tưởng về lời kêu gọi, thông điệp, slogan thì có thể hỏi. Hoặc có thể nhờ ChatGPT thiết kế khẩu hiệu phù hợp với đặc điểm độc đáo của nhà hàng.
Sau khi có kịch bản, lời thoại cùng các cảnh quay cần thiết thì có thể tiến hành chỉnh sửa trên Capcut:
- Ghi âm đọc lời thoại đã được soạn sẵn (Có tính năng ghi âm trên Capcut hoặc bạn có thể dùng phần mềm Audacity trên máy tính)
- Chỉnh lọc tiếng ồn, tách giọng nói (Capcut Pro mới có tính năng này, phần mềm ghi âm Audacity trên Laptop/PC thì mình chưa thử, sẽ cập nhật sau khi mình biết.): nhờ vậy mà video chỉ nghe tiếng mình, bỏ đi tiếng ồn bên ngoài như nhạc nền ở lễ tân, tiếng xe cộ, tiếng bớt đi và giảm tiếng nói chuyện xung quanh
- Thêm nhạc nền không lời thích hợp với video và nên chọn nhạc bản Pro của Capcut Pro để tiện chạy quảng cáo mà không vi phạm bản quyền. (Hoặc không tìm nhạc ưng ý, không vi phạm bản quyền được thì khỏi dùng nhạc nền cũng được)
- Ráp các video cần thiết theo thứ tự hợp lý, khớp với kịch bản và lời thoại. Thường nếu bạn làm bước này đầu tiên rồi mới đọc lời thoại sẽ thấy khó ăn khớp. Nên âm nhạc, lời thoại, nhịp điệu thường là được đưa lên đầu và dựa trên kịch bản có sẵn.
- Thêm các hiệu ứng nếu cần thiết
- Xem và chỉnh lại cho đến khi hoàn chỉnh
Sau đó thì bạn có thể up thành phẩm trên các kênh Tiktok, FB, Youtube của bạn.
Thể loại 2.1: Kể 1 câu chuyện đến ăn, gọi món, ăn uống và cảm nhận trải nghiệm thức ăn và dịch vụ tại nhà hàng như một khách hàng
Tương tự như trên nhưng mình sẽ làm dưới góc độ khách hàng, nên ít cảnh quay ở góc khuất ngay bếp. Video được dựng ở dạng kể câu chuyện sẽ thu hút người xem và tạo ấn tượng tốt hơn.
Thường là bắt đầu ở các câu nói như:
- "Mấy bữa nay nghe nói có nhà hàng Thuần Chay ngon lắm, nay mình ghé ăn thử..."
- "Hôm nay tình cở nổi hứng đi ngang qua thì thấy nhà hàng chay..."
- "Nay mình nổi hứng muốn ăn chay, biết ăn gì ăn ở đâu bây giờ? Sau 1 hồi thì mình quyết định đến ăn tại..."
- "Nghe nói món Salad Heaven của nhà hàng thuần chay Vegan Heaven rất ngon, nay mới có dịp ghé ăn thử..."
- V.v...
Bạn cũng có thể nhờ ChatGPT hỗ trợ tạo kịch bản, lời thoại review sản phẩm dưới dạng câu chuyện.
Đây là dạng mà các KOL review thức ăn nhà hàng, quán nước hay làm. Chi phí cho mỗi video của KOL thường thấp nhất là 1.5 triệu với KOL có tầm 40k lượt follow. Các KOL có số lượng follow lớn hơn thì chào hàng với giá cao hơn.
Thường kịch bản, lời dẫn sẽ theo phong cách của KOL. Để dùng video của KOL chạy quảng cáo thì có thể cần thương lượng và trả thêm tiền.
Thuê KOL thì có thể có thêm video. => Nếu biết và có khả năng tự làm và làm thường xuyên thì tiết kiệm chi phí thuê KOL. Nhưng cũng cần trả thêm tiền quảng cáo để video được nhiều người biết đến.
Lợi ích của quảng cáo là giúp xây kênh và giúp chủ động tìm khách hàng. Có thể tăng ngân sách để phân phối video nhanh cho số lượng người xem rộng lớn hơn.
Lợi ích của thuê KOL là quảng bá cho lượng người theo dõi vốn có của KOL mà không cần bỏ tiền chạy quảng cáo (chỉ bỏ tiền thuê KOL). Nhưng tốc độ người xem gia tăng sẽ chậm và khi người xem vào xem kênh của KOL sẽ có các video qc cho đơn vị khác.
Còn nếu có thể tự làm video để xây kênh Tiktok, làm video thì khi khách ghé thăm page hoặc theo dõi thì sẽ xem được các video khác nữa.
.......
Các dụng cụ cần thiết để làm video dạng 2 và 2.1 này ngoài giống ở mục thể loại 1 thì chủ yếu là mic thu âm.
Hiện về các dòng mic có thể dùng thì mình không có kinh nghiệm nhiều, cũng góp 1 số ý như sau:
- Mic Boya M1:
- Hiện mình đang sở hữu, giá tầm 200k tới 300k,
- Dùng jack cắm 3.5, dây dài 6m.
- Nhưng do mua điện thoại S24 plus mới nên phải mua thêm cáp chuyển 3.5 TRRS female sang type C Boya K9 thì mới kết nối được, tốn thêm hơn 300k.
- Khi dùng mic Boya cắm vào jack 3.5 ở laptop và các điện thoại khác thì dùng ổn, không rè. Nhưng khi qua Type C thì cần dùng pin và nghe bị rè nhỏ. => dùng chức năng tách giọng nói của Capcut Pro để giảm rè. Chất lượng cũng tốt nhưng không có các mic khác để so sánh nên không biết có giải pháp tốt hơn không.
- Ưu điểm: rẻ, cũng có nhiều người dùng và được đánh giá tốt.
- Nhược điểm: rè sau khi dùng cáp chuyển sang Type-C, dây dài loằng ngoằng
- Mic Boya M1DM:
- Giá gần 400k
- Có 2 đầu mic kéo cách nhau 4.7m nên thích hợp cho 2 người cùng nói chuyện.
- Dùng jack cắm 3.5 nên vẫn cần đầu chuyển sang Type-C Boya K9
- Ưu nhược giống trên
- Hiện đang đặt mua, chưa test thử thực tế. Dự định khi quay video sẽ quay hỏi phỏng vấn bếp về các món ăn, thành phần nguyên liệu, các điểm đặc biệt... để có tư liệu cho các thành viên khác sáng tác lời thoại, kịch bản, lắp ráp video
- Các dòng mic không dây phổ biến (mình chưa có)
- Mic Rode Wireless Go II: giá tầm hơn 6 triệu cho 2 máy phát, 1 máy thu => giá rất cao nên mình hiện không đầu tư. Nhưng có cân nhắc dùng trong tương lai. Mic có kết nối Type-C, Lightning để kết nối điện thoại và Jack 3.5 để kết nối máy ảnh.
- DJI Mic 2: giá tầm 8.5 triệu cho 2 máy phát, 1 máy thu => giá rất cao và mình thấy Rode có các dòng mic wireless go khác cũng tương ứng (Go III hay Go Pro). Hiện nhu cầu mình không cao để dùng các dòng này.
- Gocheck S24 Ultra: giá tầm gần 1.4 triệu cho 2 phát, 1 thu. Đây là mic thu âm giá rẻ, có chức năng lọc âm (nhưng mình đoán là sẽ không tốt bằng ghi âm nguyên gốc rồi lọc âm trên các phần mềm Capcut hay Audicity). Trên Youtube review tốt nhưng không biết so với Mic Boya M1 thế nào nên mình cũng không dám mạo hiểm đầu tư. Dĩ nhiên, mic này không có dây loằng ngoằng.
- Gocheck S24 Ultra Plus: giá gần 2.6 triệu cho 2 phát, 1 thu. Đoán thì chất lượng chắc tốt hơn loại trên, có thêm hiệu ứng tiếng vang nhưng chắc không cần thiết cho các video trên. Tuy có nhiều review tốt nhưng không rõ chất lượng thế nào so với mic Boya M1, có bị rè như Boya không nên mình chưa đầu tư. => dùng tạm Boya cái đã.
- Các dòng mic Shotgun của Rode:
- Mic này thu âm tập trung ở hướng phía trước và giảm tiếng ồn ở các hướng khác nên thích hợp để thu âm lời thoại, giảm tiếng ồn mà không cần xử lý phần mềm.
- Do các điện thoại đời mới dùng Type-C mà đa số dòng mic Shotgun còn dùng jack 3.5 nên không biết sau khi dùng đầu chuyển có bị rè không. Và dường như Rode không bán đầu chuyển, nên cần hạn chế mua dùng.
- Có loại mic VideoMicro2 có cổng Type C nên thích hợp cho điện thoại hơn và giá tầm 2.850.000đ. Cũng khá đắt nhưng chất lượng chắc là tốt. (Chưa có để dùng thử thực tế)
- Cần có phụ kiện tương ứng nếu muốn gắn lên điện thoại kèm điện thoại và khá cồng kềnh nên không khuyến khích cho người mới bắt đầu.
- Có thể dùng để thu âm trên điện thoại, PC, laptop giúp giảm tiếng ồn xung quanh.
- Đây cũng là 1 trong những lựa chọn đầu tư cho việc thu âm.
- Các mic thu âm chuyên nghiệp phải dùng với sound card:
- Phải tập hợp từ các món kết hợp lại thì đắt tiền như: mic thu âm (từ 800k đến vài triệu, sound card Icon Upod/ Xor (tầm 2tr trở lại), tai nghe kiểm âm nếu cần và 1 số dây kết nối.
- Các thiết bị cồng kềnh phức tạp và dư các chức năng hơn mức cần thiết.
- Lắp ráp khó khăn cho người không chuyên.
- Chỉ dùng thu âm hậu kì, không dùng cho thu âm khi quay video. Nếu bạn có giọng nói hay, hấp dẫn, truyền cảm và muốn giữ nguyên chất lượng âm thanh giọng nói thì nên dùng loại này, thu âm trên máy tính. Nhưng phức tạp, cũng không khuyến khích lắm.
- Cho chất lượng âm thanh tốt nhất
- Thường được dùng để livestream hát Karaoke.
- Có thể dùng làm audio podcast (không video), thu âm dạng WAV để có chất lượng âm thanh tốt nhất.
- Không khuyến khích cho người mới bắt đầu và thường do phức tạp nên làm giảm hiệu suất làm video.
Bạn cũng có thể dùng phần mềm BeeVoice AI để chuyển văn bản thành giọng nói trong trường hợp bạn nói không hay, chất giọng không được tốt.
Ngoài ra, phiên bản Capcut Pro cũng có tính năng chuyển văn bản thành giọng nói, có các giọng phổ thông (3 nữ, 2 nam). Tuy không bằng giọng tự nhiên của MC chuyên nghiệp hay giọng AI tự nhiên của BeeVoice AI nhưng cũng dùng được.
Sử dụng Capcut Pro cũng có nhiều hiệu ứng hình ảnh, tính năng có thể áp dụng edit video rất tốt và có thể lọc tiếng ồn, giảm nhiễu âm thanh tốt. => rất hữu ích nếu bạn muốn xây kênh Tiktok.
Bạn cũng có thể tham gia các lớp luyện giọng nói, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng thuyết trình, giao tiếp hoặc học từ các video Youtube để cải thiện giọng nói của mình.
Thể loại 3: Quay video hướng dẫn các cách nấu các món ăn, thức uống chi tiết cùng giới thiệu các điểm độc đáo của món ăn nếu có
Đây là dạng video có tíng viral vì cung cấp thông tin hữu ích cho những người có nhu cầu muốn học nấu món chay. Nếu bạn ra video chia sẻ đều đặn thì sẽ tăng lượt view nhanh mà không cần tốn tiền chạy quảng cáo.
Trường hợp bạn muốn video viral thì đa số các video nên là dạng này, đừng có thêm các dạng video ở trên hoặc thêm rất hạn chế vì có thể thuật toán Tiktok xác định là bạn là người kinh doanh thì sẽ bóp tương tác, hướng bạn đến việc bỏ tiền ra để chạy quảng cáo.
Điểm khó khăn khi thực hiện video này là thường các nhà hàng sẽ muốn giữ công thức bí mật, nên chủ nhà hàng sẽ không muốn có dạng video hướng dẫn nấu ăn chi tiết.
Dĩ nhiên, mình có thể nói chung chung cách làm (gia giảm cho vừa hoặc không nói chi tiết hãng gia vị, định lượng) nhưng quyết định cuối là của chủ nhà hàng.
Điểm khó khăn khác là cần sự hợp tác cao với đầu bếp và không phải ai hay lúc nào cũng sẵn sàng hợp tác cùng mình để quay video.
Đôi khi đầu bếp sở hữu công thức riêng và cũng không muốn tiết lộ ra ngoài.
Nhà hàng lớn thường sơ chế sẵn thức ăn nên có các công đoạn cách xa nhau nên khó sắp xếp lịch.
Mình sẽ không ưu tiên làm dạng này. Nếu bạn đã có kinh nghiệm ở thể loại 1, 1.1, 1.2 và 2 thì có thể quay các cảnh quay đó và chèn lời thoại phù hợp.
Có thể dùng ChatGPT để hỗ trợ xây dựng kịch bản và lời thoại cho video. Nếu giọng nói không đủ tốt, không có thiết bị thu âm đủ tốt thì có thể dùng BeeVoice AI/ Tính năng chuyển văn bản thành giọng nói của Capcut để AI đọc lời thoại cho mình; hoặc cần phải luyện tập giọng nói (nên tham khảo các video Youtube dạy luyện giọng nói của Thalic Voice hay các trung tâm khác)
Có thể tham khảo các kênh Tiktok có các video tương tự như "Ăn chay cùng Nhi".
Thể loại 4: Video chuyên về mục đích quảng cáo gia tăng doanh số, tối ưu cho quảng cáo kêu gọi khách nhớ đến và đến ăn
Dạng video này tương tự như thể loại 2, 2.1 nhưng có thể sẽ cần kết hợp với chương trình khuyến mãi hoặc điểm gì đặc sắc để thu hút khách hàng.
Có thể sau khi khách xem các video ở các thể loại trên, thấy muốn đến nhà hàng ăn thử nhưng tâm lý còn lưỡng lự chưa quyết thì 1 chương trình khuyến mãi hấp dẫn, có giới hạn số lượng và thời gian sẽ thu hút khách đến và cần có 1 nội dung quảng bá chương trình khuyến mãi này.
Và dĩ nhiên, cần chạy quảng cáo để có thể quảng bá nó rộng cho các khách hàng biết đến.
(Có lẽ các ý tưởng khuyến mãi, marketing quảng cáo mình sẽ nêu ở các bài viết khác).
Và nội dung của video quảng cáo nên có các lời thoại giống mục 2 và 2.1 và có thêm thông tin kêu gọi về chương trình khuyến mãi hấp dẫn kèm giới hạn số lượng và thời gian.
Hãy đảm bảo gây ấn tượng tốt ở 4 giây đầu mỗi video để tăng tỉ lệ người xem coi tiếp video thay vì lướt qua.
Có thể nhờ ChatGPT viết các kịch bản loại này hay tư vấn về các ý tưởng khuyến mãi.
Thường nếu có kiến thức vững chắc về markerting, tâm lý, khả năng sáng tạo, có chiến dịch khuyến mãi tốt thì sẽ cho ra được video tối ưu cho quảng cáo, nâng cao khả năng kiếm được các khách hàng tốt.
Đây là vấn đề khó khăn, thường cần suy nghĩ chuyên sâu và tốn nhiều công sức để thực thi nên hiện mình sẽ ưu tiên các dạng video khác trước.
.......
Tổng kết:
Vậy là mình đã chia sẻ về các thể loại video mà có thể áp dụng trong marketing nhà hàng chay. Dĩ nhiên, có các thể loại video khác nhưng có lẽ cần đòi hỏi ekip chuyên nghiệp nhiều người, quay khá phức tạp, nằm xa ngoài khả năng của mình nên mình không đề cập.
Hiện mình thường quay 1 mình hoặc có thể nhờ trợ giúp của nhân viên tại chỗ nên chỉ nêu các ý tưởng có thể dễ dàng làm với từ 1 đến 2 người.
Trong tương lai mình sẽ viết thêm các bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về quay video, chụp hình, marketing nhà hàng thuần chay Vegan Heaven và các dự án khác sau.
Hi vọng bài viết này mang lại lợi ích cho bạn.
Cám ơn bạn đã theo dõi!
Nhận xét
Đăng nhận xét