Kinh nghiệm và kiến thức setup, quản trị hệ thống mạng wifi, hệ thống camera cho nhà hàng thuần chay
Sẽ tốn kém và kém hiệu quả nếu chủ nhà hàng không biết các kiến thức cơ bản để setup hệ thống mạng, để có thể làm việc với các bên liên quan thi công hệ thống mạng, hệ thống camera.
Có lẽ, khi 1 nhà hàng hay quán cafe mà khi đông khách (từ 20 tới 50 hay hơn), tự dưng có các hiện tượng mạng chậm, không kết nối được internet thì suy nghĩ đầu tiên là đường truyền chậm, cần phải tăng gói cước lên cao hơn.
Tuy nhiên, có thể đây là sai lầm khiến bạn tốn kém mà không hiệu quả. Các tình trạng trên không phải lúc nào cũng do tốc độ gói cước.
Nhà hàng thuần chay Vegan Heaven khi khách đông tầm 10 bàn (tầm 30 tới 40 khách) thì xảy ra hiện tượng máy in bill qua dây mạng bị trục trặc. Số lượng khách nhiều hơn nữa thì điện thoại order của nhân viên phục vụ có thể không kết nối được, hệ thống order bị trục trặc.
Khi ngày chay đông khách, mình kiểm tra lưu lượng mạng thì thường sử dụng tầm 20Mbps. Thời điểm cao nhất thì lưu lượng sử dụng chỉ có 80 Mbps. Trong khi đó, gói cước data sử dụng của VNPT là tối thiểu 300 Mbps và tối đa là 1000 Mbps, cước hàng tháng là gần 500k (nếu gói cước 100 Mbps thì tốn dưới 200k mỗi tháng).
Như vậy, gói cước internet tốc độ cao nhưng vẫn bị các hiện tượng đó. Như vậy, vấn đề này là do cách lắp đặt các mạng nội bộ chứ không phải tốc độ đường truyền.
Để có thể tối ưu mạng với số lượng khách sử dụng cao thì cũng cần phải có các kiến thức cơ bản. Tuy có lẽ chủ nhà hàng hay nhân viên không trực tiếp làm nhưng cũng cần nắm rõ các kiến thức cơ bản để có thể trao đổi với bên thi công hệ thống mạng và camera.
Bài viết này mình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để có setup hệ thống mạng nội bộ hiệu quả cho nhà hàng thuần chay. Và có thể áp dụng cho các quán nước khác.
1/ Lý do vì sao khách đông thì mạng chậm, ngắt kết nối với 1 số thiết bị dù dung lượng data sử dụng không nhiều?
1.1/ Khả năng chịu tải của thiết bị phát sóng wifi
Đó là do năng lực của các thiết bị mạng như gateway, router phát sóng wifi. Mỗi thiết bị khác nhau thì có các khả năng khác nhau về độ chịu tải thiết bị, tốc độ mạng, cấu hình bảo mật, cấu hình phân chia mạng khách và nhiều tính năng khác.
Vậy, giả sử 1 router wifi chỉ có khả năng chịu tải tầm 20 tới 25 người dùng, nhà hàng có tầm 8 nhân viên đăng nhập, có tầm 5 cái camera wifi kết nối thì tổng kết nối wifi lúc này là 13 người, mạng hoạt động tốt.
Khi có 30 khách hàng tới và xin pass wifi để dùng thì số thiết bị kết nối là 43 còn router wifi chỉ chịu tải được tầm 25 người kết nối cùng lúc. Nên dù thực tế 43 người kết nối, dùng lưu lượng không nhiều nhưng quá khả năng chịu tải của wifi.
(Phần nên lựa chọn thiết bị router wifi như thế nào thì mình sẽ nói ở phần sau)
1.2/ Khả năng chịu tải của gateway hay router chính
Hệ thống mạng gồm đường truyền nội bộ đi vào modem của nhà mạng.
Tại đây, modem của nhà mạng có thể đóng vai trò là gateway và quản lý các thiết bị mạng, thiết lập phân phối đường truyền, địa chỉ của cã thiết bị mạng. Do modem của nhà mạng công năng chính là trung gian truyền nhận dữ liệu internet còn tính năng gateway kém hơn nên chỉ có thể chịu tải số ít thiết bị.
Bạn cũng có thể setup router wifi làm gateway, cắm dây mạng router wifi ở cổng WAN vào modem của nhà mạng và cấu hình tương ứng. (Phần này cần liên hệ với nhà mạng để họ cung cấp thông tin cấu hình hoặc yêu cầu họ hỗ trợ cấu hình giúp).
Nhưng router wifi tùy loại mà có loại quản lý tầm 20 tới 30 kết nối và có loại quản lý tầm 80 tới 100 kết nối. Nên nếu số lượng kết nối nhiều vượt khả năng chịu tải của thiết bị thì sẽ gây trục trặc.
Nếu giả sử dùng 2 router wifi, mỗi router có khả năng chịu tải 25 kết nối thì khả năng chịu tải sẽ là tầm 50 kết nối (với điều kiện khách chia đều nên thực tế sẽ thấp hơn). Nhưng gateway/ router chính kết nối với các router wifi hay access point chỉ chịu tải 25 kết nối thì khi vượt quá số lượng kết nối sẽ bị trục trặc mạng. (Tức là vượt quá 25 kết nối là bị trục trặc thay vì là 50).
Số lượng kết nối mà gateway quản lý bao gồm các thiết bị mạng như máy PC, máy in qua mạng, các switch và router, router wifi, các điện thoại của khách hàng và nhân viên kết nối qua internet. Nên số lượng kết nối trong nhà hàng rất nhiều.
Như vậy, cần có các thiết bị gateway/ router chính có năng lực chịu tải cao.
Bạn cũng có thể mua gateway chuyên nghiệp (ví dụ, của hãng Draytek) thì có loại quản lý được 80 kết nối, có loại quản lý được 150 kết nối, có loại ql được 300 kết nối, có loại quản lý được 500 kết nối.
Vậy, giả sử như số lượng khách của nhà hàng lên đến 200 khách thì có nên mua loại quản lý được 300 kết nối ko? Hay mua loại quản lý được 80 kết nối, 150 kết nối là được?
Việc mua thiết bị gateway có khả năng chịu tải nhiều thiết bị kết nối sẽ khiến giá tiền tăng cao. Vd, chịu tải 150 kế nối thì gateway giá tầm 4.5 triệu. Chịu tải 300 kết nối thì giá hơn 8 triệu. Mua loại chịu tải 300 kết nối như vậy quá tốn kém vì không phải lúc nào nhà hàng cũng full khách và khi kết nối họ dùng 1 chút lại thôi chứ không dùng thường xuyên.
Giải pháp làm mua loại gateway có khả năng chịu tải tầm 150 kết nối (dĩ nhiên, 200 kết nối càng tốt). Nhưng mình sẽ cấu hình để gateway ưu tiên cho các thiết bị quan trọng thông qua địa chỉ MAC/ IP của thiết bị như PC, các máy in bill, các máy pos, máy pos tính tiền, máy tính bảng hay điện thoại order của nhân viên...; các thiết bị mạng như router wifi, switch...; các camera (nếu cần thiết).
Như vậy, khi số lượng khách đông, tầm 50 tới 200 khách làm quá tải khả năng của thiết bị gateway (cộng thêm điện thoại nhân viên, máy tính và các thiết bị mạng khác) thì các thiết bị quan trọng được cấu hình ưu tiên vẫn hoạt động tốt. Còn thiết bị điện thoại của khách hay nhân viên không liên quan thì 1 phần sẽ kết nối không tốt.
1.3/ Do cấu hình mạng không tối ưu hoặc thiếu sót
1.3.1/ Trùng địa chỉ IP khiến cho 1 số thiết bị có địa chỉ bị trùng không thể hoạt động được
Các router wifi mặc địch có khả năng cấp phát địa chỉ IP động cho các thiết bị. Nếu nhà hàng có từ 2 router (hoặc 1 gateway và thêm hơn 1 router nữa) trở lên mà không tắt chức năng máy chủ DHCP của router phụ thì sẽ khiến 1 thiết bị được cấp địa chỉ mạng của router chính (hoặc gateway) này và 1 thiết bị khác được cấp địa chỉ mạng của router khác và 2 địa chủ trùng nhau.
Nếu các địa chỉ được cấp từ 1 thiết bị router/ gateway duy nhất thì sẽ không bị trùng địa chỉ IP.
Giải pháp: chỉ bật chức năng máy chủ DHCP cho duy nhất 1 router chính/ gateway và tắt chức năng này cho các router wifi còn lại.
Hoặc bật chế độ access point cho các router wifi còn lại.
1.3.2/ Không đặt độ ưu tiên cho các thiết bị quan trọng
Việc này dẫn đến khi số lượng khách đến đông, kết nối vào wifi của nhà hàng thì các thiết bị tranh chấp lẫn nhau, dẫn đến nghẽn mạng.
Giải pháp: hãy cấu hình gateway/ router chính ưu tiên băng thông, hay kết nối tới các thiết bị quan trọng như máy tính PC, máy in bill, máy tính bảng cho bếp, điện thoại order cho nhân viên và giới hạn băng thông mà các thiết bị khác có thể sử dụng.
1.3.3/ Các thiết bị quan trọng đôi khi cần IP tĩnh nhưng chỉnh nhầm IP động
Đa số các thiết bị là dùng IP động, sẽ được cấp qua máy chủ DHCP như router/ gateway.
Các thiết bị như máy in bill (thường được chỉnh sẵn IP tĩnh), máy tính thu ngân, máy chủ phần mềm cần chỉnh IP tĩnh để duy trì kết nối ổn định.
1.3.4/ Gói cước tốc độ internet không cao
Trường hợp này hiếm cho nhà hàng thuần chay vì mình theo dõi khi khách đông thì lưu lượng sử dụng không tới 100Mbps. Nhưng có lẽ quán cafe là nơi mà khách đến dùng laptop, điện thoại để xem phim, chơi game thì có lẽ sẽ cần lưu lượng hay tốc độ cao hơn.
Hoặc trong nhà hàng có khối hành chính, văn phòng và có nhu cầu cần tốc độ internet cao hơn thì việc sử dụng gói cước internet tốc độ cao hơn là cần thiết.
1.3.5/ Các thiết bị mạng bị lỗi khiến các thiết bị không kết nối được
Cần reset lại để khôi phục. Hãy tắt nguồn hoặc rút điện các thiết bị mạng như modem, router, access point, switch tầm 5 tới 10 giây rồi bật lại. Đợi 1 tới 2 phút rồi kiểm tra tình trạng mạng.
Nên 1 tuần thực hiện 1 lần vào lúc vắng khách để tránh các tính trạng trên.
2/ Lựa chọn các thiết bị mạng gateway, router wifi, access point như thế nào để tối ưu cho nhà hàng?
Ở phần này mình sẽ nói về các chuẩn wifi, các khả năng của thiết bị mạng, 1 số thiết bị mạng và lựa chọn như thế nào để tối ưu chi phí nhất.
2.1/ Bối cảnh nhà hàng và nhu cầu sử dụng mạng
Nhà hàng thuần chay Vegan Heaven mình làm thì có tầm 3 tới 4 nhân viên phục vụ cho 1 chi nhánh, tầm 1 tới 2 pha chế (kiêm phục vụ) tầm 5 tới 6 đầu bếp cho mỗi chi nhánh và những người liên quan khác.
Nhân viên phục vụ và pha chế có nhu cầu dùng điện thoại để order. Nên cần tới tầm 6 kết nối mạng quan trọng cho các thiết bị smartphone của nhân viên.
Máy tính ở thu ngân, máy in bill qua mạng của bếp, máy in bill qua mạng của bar, máy tính bảng của bếp, máy pos quẹt thẻ wifi ở thu ngân là thêm tầm 5 thiết bị mạng quan trọng.
Tổng cộng là có 10 thiết bị quan trọng cần ưu tiên kết nối mạng nội bộ và internet. (Chưa tính 1 nhân viên đôi khi có 2 cái điện thoại)
Bếp, các nhân viên khác, chủ nhà hàng thì thiết bị không cần ưu tiên nhưng cũng có nhu cầu sử dụng. Giả sử, có tầm 11 thiết bị như vậy.
Có tầm 12 cái camera quan sát nên có thêm 12 thiết bị. Có thể ưu tiên hay không tùy quan điểm của mỗi người.
Như vậy, sơ sơ có tối thiểu 33 thiết bị có nhu cầu kết nối vào hệ thống mạng. Trong đó, có ít nhất 10 thiết bị quan trọng để hệ thống quản lý nhà hàng hoạt động tốt.
(1 số nhà hàng còn có bộ phận hàng chính, kế toán nên cần số kết nối nhiều hơn. Bên Vegan Heaven thì không có)
Mỗi chi nhánh thường có lượng khách hàng là 20 tới 30 khách cùng lúc (cũng đủ để hệ thống mạng có vấn đề). Vào ngày chay full khách thì số lượng khách có thể lên đến 200 cho chi nhánh lớn. Nên số lượng kết nối tăng thêm có thể từ 20 tới 150 (có khách không dùng wifi, không kết nối thì không tính. có khách kết nối từ trước, giờ tự động đăng nhập nhưng không dùng thì vẫn tính vào số lượng kết nối)
Vậy, các thiết bị gateway, router wifi hay access point cần đáp ứng nhu cầu sử dụng như trên.
2.2/ Lựa chọn router wifi hay Access point cho các truy cập wifi như thế nào?
2.2.1/ Hiểu về chuẩn wifi
Hiện, các chuẩn wifi hiện đại gồm:
+ wifi 5 hay chuẩn AC có khả năng chịu tải tầm 20 tới 30 thiết bị cùng lúc tùy mỗi loại.
+ wifi 6 hay chuẩn AX có khả năng chịu tải tầm 30 tới 60 thiết bị cùng lúc tùy mỗi loại. Tốc độ và độ phủ của wifi 6 cũng cao hơn wifi 5.
+ wifi 7 hay chuẩn BE dùng cho nơi đông đúc như trung tâm thương mại, trạm tàu siêu tốc, tàu hỏa nên sẽ không dùng cho nhà hàng, quán cafe.
Chuẩn cao hơn tương thích với các thiết bị mạng chuẩn trước đó. Ví dụ, wifi chuẩn Ax có thể kết nối với các điện thoại, máy tính bảng, camera wifi chuẩn AC hay chuẩn N (cũ hơn) hay các chuẩn cũ hơn nữa.
Nên các điện thoại/ máy tính bảng có card wifi chuẩn AC hay N, hay camera wifi chuẩn N vẫn kết nối tốt với các router wifi hay access point chuẩn AX.
Tuy chuẩn AX hỗ trợ số kết nối nhiều hơn AC trong cùng dòng dành cho gia đình/ văn phòng nhỏ. Nhưng với dòng dành cho doanh nghiệp thì chuẩn AC hỗ trợ số kết nối lớn hơn, độ phủ wifi rộng hơn và chuyển vùng wifi mượt hơn so với dành cho gia đình.
Nên lựa chọn dòng dành cho doanh nghiệp ở khu lễ tân, phục vụ thì chuẩn AC là thích hợp, AX thì dư. Khu vực văn phòng, bếp, bar có tầm 10 tới 20 nhân viên thường xuyên thì mình dùng dòng cho gia đình, chuẩn AC để tiết kiệm chi phí cũng được.
Khu vực bếp nếu nhân viên phục vụ của sảnh/ tiếp thực cần di chuyển tới và muốn có độ mượt chuyển vùng của wifi để duy trì kết nối ổn định thì vẫn nên dùng dòng của doanh nghiệp. Và nếu muốn tiết kiện thì có thể dùng wifi chuẩn N. Nhưng hãy chắc các thiết bị hỗ trợ mesh các wifi SSID (gộp các bộ thu phát wifi cùng 1 tên và khi bạn di chuyển sang khu vực khác thì tự động kết nối với wifi khu vực đó) với nhau.
Thường các wifi cùng hãng thì hỗ trợ mesh với nhau rất tốt. Các dòng home router wifi đời mới hỗ trợ Easy Mesh thì có thể gộp với các hãng khác cũng hỗ trợ East Mesh. Còn các dòng dành cho doanh nghiệp thì đa số không hỗ trợ mesh khác hãng.
Ngoài ra, các Access point wifi dòng danh cho doanh nghiệp nếu dùng chung hãng thì tiện lợi trong việc quản lý thống nhất qua app và kết nối vận hành cùng nhau thuận tiện khi quản lý.
Ví dụ, dùng các gateway, router wifi, accesspoint, có thể thêm smart switch (nếu cần chia Vlan vì chi phí đắt hơn switch thông thường) của cùng 1 hãng Ruijie hoặc TP-link. Gateway của TP-Link mình thấy không đa dạng lắm để lựa chọn lắm, nên có thể cần thay bằng gateway khác như Draytek để phục vụ các tình huống cần đáp ứng số lượng kết nối lớn hơn.
(Sẽ phân tích chi phí ở các mục sau)
2.2.2/ Phân biệt router wifi và access point
Router nghĩa là thiết bị có khả năng định tuyến, định đường đi (xác định địa chỉ, đường đi của các thiết bị để truyền liệu)
Access Point (AP) thì chỉ có khả năng phát wifi, mở rộng mạng sẵn có mà không có khả năng định tuyến.
Các Router Wifi hiện đại thì có khả năng định tuyến của router và cũng có khả năng phát wifi. Router wifi ở các đời mới hiện nay có thể tắt chức năng router để chỉ làm Access Point. Việc định tuyến sẽ để Router chính hoặc Gateway thực hiện.
Access Point chuyên nghiệp thường là các dòng dành cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp thường có nhiều chức năng hơn là chỉ đơn thuần là Access Point/ router wifi bình thường. Nên tuy cùng tốc độ, cùng chuẩn wifi nhưng lại đắt hơn Router Wifi gấp 1.5 tới 2.5 lần; bù lại thì các tính năng cao cấp và độ chịu tải cao, có thể từ 50 tới 100+ số thiết bị kết nối, chuyển vùng mượt mà, độ phủ rộng và các tính năng bảo mật khác.
Vậy, nếu bạn không có nhu cầu cao như khả năng bảo mật, phân chia mạng VLan để phân chia mạng khách và nội bộ nhằm tăng tính bảo mật, không có nhu cầu điều khiển, kiểm soát AP, Router từ xa thông qua internet (ngồi tại nhà ở địa điểm khác vẫn theo dõi các thông số, dữ liệu, cấu hình được), số lượng kết nối (điện thoại khách hàng và nhân viên) không nhiều thì mình đề xuất dùng các loại Router Wifi bình thường cho tiết kiệm tiền.
(Phân tích chi phí và các thiết bị ở phần sau)
2.2.3/ Tốc độ cổng mạng LAN của các router và Access Point và các thiết bị khác như Hub/ Switch
Cổng mạng Lan là dùng để kết nối dây mạng RJ45 giữa các thiết bị mạng để truyền tải dữ liệu. Ngày nay, các thiết bị có cổng kết nối hỗ trợ tốc độ 100Mbps (100 Megabit mỗi giây) và 1000Mbps (1 Gbps hay 1 Gigabit mỗi giây).
Tốc độ internet của các hãng VNPT, Viettel, FPT thì cung cấp tốc độ mạng là 100 Mbps, 150 Mbps, 200 Mbps, 300 Mbps, 500 Mbps, 800 Mbps, 1000 Mbps. Ở nhà hàng chay bên mình thì có lẽ tốc độ 100 Mbps hay 150 Mbps là đủ (nếu nhìn vào báo cáo lưu lượng truy cập của gateway).
Nhưng bên mình vẫn đang dùng gói cước tốc độ 300 Mbps (tối đa) tới 1000 Mbps (tối đa). Có lẽ giảm gói cước sẽ tiết kiệm thêm vài trăm đồng mỗi tháng (đang cân nhắc) nhưng sợ lúc cao điểm thì nhà mạng sẽ ưu tiên cho đơn vị trả tiền gói cước cao hơn.
Vậy, vì sao cần quan tâm đến cổng LAN của các thiết bị mạng?
Giả sử bạn sử dụng gói cước tốc độ cao là 300 Mbps. Nhưng thiết bị Router/ Gateway kết nối đến Modem chỉ hỗ trợ cổng LAN có tốc độ nhận/ truyền 100 Mbps thì tốc độ mạng tối đa của bạn chỉ là 100 Mbps thôi. Như vậy, bạn trả tiền cho gói cước cao hơn nhưng lại không sử dụng tối ưu của khả năng của mạng.
Trường hợp khác, Router chính hay Gateway có hỗ trợ cổng LAN 1000 Mbps nhưng khi kết nối với các Router Wifi, Access Point, Switch, Hub khác mà hỗ trợ chỉ 100 Mbps thì cũng không tối ưu hóa việc sử dụng đường truyền tốc độ cao.
Dĩ nhiên, mình chỉ quan trọng các thiết bị cần dùng tốc độ cao như Router Wifi hay Access Point mà khách truy cập và dùng đông và dùng cho các ứng dụng có lưu lượng dữ liệu khác như xem phim, livestream, tải file, call...
Hoặc dây kết nối mạng nhánh chính cần nối với liên tiếp nhiều switch để cấp phát cho các thiết bị.
Vd: switch cần nối với 5 cái máy tính hay máy in thì cổng mạng LAN nối với các thiết bị đó cần tốc độ 100 Mbps thôi. Còn cổng 1000 Mbps thì mình nối tiếp với switch chia nhánh các thiết bị khác hoặc nối vô gateway/ router chính.
Như vậy, chỉ cần mua switch có 2 cổng hỗ trợ tốc độ 1000 Mbps và 3 tới 6 cổng 100 Mbps thay vì toàn bộ là 1000 Mbps gây lãng phí tiền vì đầu tư nhiều hơn.
Trường hợp camera đi dây mạng thay vì wifi thì cũng vậy, kết nối với Switch qua các cổng hỗ trợ 100 Mbps. Còn cổng 1000 Mbps kết nối với các switch khác.
Trường hợp Router chính hoặc Switch nối nhiều dây kết nối mạng tới nhiều khu vực phòng ban khác nhau thì cần Switch/ router có nhiều cổng hỗ trợ tốc độ 1000 Mbps để tối ưu khả năng sử dụng đường truyền internet tốc độ cao.
Dĩ nhiên, nếu bạn xác định nối tới các khu vực mà nhu cầu dùng mạng thấp thì có thể chỉ dùng switch/ hub hỗ trợ tốc độ 100 Mbps cho tiết kiệm.
Đối với router wifi và access point thì nếu chuẩn wifi 6 (chuẩn Ax) thì tất cả cổng LAN đều hỗ trợ 1000 Mbps. Còn với chuẩn wifi 5 thì 1 số thiết bị hỗ trợ 1000 Mbps và 1 số chỉ hỗ trợ 100 Mbps. Nên cần lưu ý điểm này.
Nếu wifi ở khu vực mà lưu lượng dữ liệu truyền tải cao, có thể là số lượng khách hàng đông cần kết nối và dung lượng sử dụng nhiều hoặc khu vực văn phòng/ khu vực ở của nhân viên cần download file, video, xem video trực tuyến thì nên dùng thiết bị wifi 6 (chuẩn AX) hoặc wifi 5 (chuẩn AC dòng dành cho doanh nghiệp) hỗ trợ cổng 1000 Mbps.
Khu vực văn phòng, bếp hay đâu đó ít người dùng, hoặc khách thường không đông nhưng vẫn có nhu cầu dùng data tốc độ cao thì dùng Wifi 5 (chuẩn ac), có cổng hỗ trợ 1000 Mbps cho tiết kiệm hơn.
Nếu chỗ nào chắc chắn ít người dùng (tầm 3 tới 4 người hoặc chỉ có 3 tới 5 cái camera wifi) thì 100 Mbps dư dùng thì có thể dùng wifi 5 (ac) có cổng hỗ trợ tốc độ 100 Mbps để tiết kiệm tiền, tối ưu chi phí (tiết kiệm tầm vài trăm ngàn).
2.2.4/ Các tính năng quan trọng khác của router wifi và access point bạn cần biết
+ Tính năng mesh wifi:
Giả sử, bạn có 3 tới 5 cái wifi. Nếu không có tính năng mesh này thì bạn khi di chuyển đến khu vực khác thì cần phải tự mìng bấm thay wifi.
Nếu có tính năng mesh wifi thì các thiết bị wifi cùng phát 1 tên wifi. Khi bạn di chuyển đến vị trí khác thì sẽ tự chuyển vùng. Có lợi ích khi nhân viên cần thường xuyên di chuyển qua các khu vực khác và cần kết nối ổn định mà không cần tốn công, tốn thời gian và thao tác thêm để chuyển đổi.
Các wifi 6 chuẩn AX đều có chức năng này. Nhưng thường cùng hãng mới gộp mesh wifi lại với nhau (ví dụ, TP Link mesh với Router Wifi và Access Point của TP Link). 1 số hãng có thể gộp với nhau nhưng không phải thiết bị nào của hãng cũng hỗ trợ mesh với hãng khác được. => nên chọn thống nhất 1 hãng, ví dụ, chọn thiết bị của TP Link hay Ruijie cho nhà hàng hay các đơn vị kinh doanh của bạn.
Các chuẩn AC thì có 1 số thiết bị mới thì hỗ trợ Mesh chéo khác hãng (Vd TP Link Archer C64 chuẩn AC). Dòng cũ hơn hoặc dòng AP (access point) dành cho doanh nghiệp thì chỉ hỗ trợ cùng hãng, một số đời quá cũ thì không hỗ trợ mesh, nên cần lưu ý.
+ Tính năng hỗ trợ nhiều SSID
Các wifi đời mới thì có thể tạo nhiều tên wifi cho cùng 1 thiết bị để khách truy cập riêng và nhân viên truy cập riêng cho cùng 1 thiết bị. Và có thể cấu hình để ưu tiên nhân viên có thể dùng mạng wifi tốc độ cao (tần số 5GHz và 2.4 GHz) để giảm thiểu việc gián đoạn sử dụng hệ thống quản lý nhà hàng hay liên lạc cho mục đích công việc.
Khách hàng và hệ thống camera thì dùng wifi 2.4 GHz (nếu tốc độ mạng cao thì có thể cân nhắc cấp wifi tần số 5 GHz. 1 số khách muốn có tốc độ truy cập internet cao). Và có thể giới hạn băng thông của khách hàng, ưu tiên cho nhân viên tác vụ và máy tính, máy in để khi đông khách thì hệ thống quản lý vẫn dùng tốt.
+ Phân biệt tần số 2.4 GHz và 5 GHz
Tần số 2.4 GHz thì kết nối theo chuẩn wifi N cũ. Tần số này tốc độ chậm nhưng dữ liệu truyền đi xa và có thể truyền xuyên tường. Chuẩn AC và AX có bao gồm chuẩn N cũ này.
Các thiết bị máy in bill wifi và Camera thì dùng chuẩn N nên kết nối ở tần số 2.4 GHz.
Nếu chỉ lướt web, đọc tin tức, gửi email mà không có các hoạt động Livestream, xem video, tải file dung lượng lớn thì kết nối wifi 2.4 GHz là đủ dùng.
Tần số 5GHz có tốc độ nhanh hơn nhiều lần nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ và không có khả năng truyền xuyên tường. Thường ứng dụng cho việc tải file lớn, xem video, livestream, video call...
Thiết bị điện thoại smartphone đa số là chuẩn Ac, có thể kết nối cả 2 tần số 5GHz và 2.4 GHz (ở chuẩn N). Nên khi chỉnh mạng wifi chỉ cho phép truy cập tần số 2.4 GHz thì điện thoại vẫn truy cập được.
+ Tính năng chia VLan
Mỗi mạng máy tính nội bộ bao gồm các thiết bị kết nối với nhau qua các thiết bị mạng (router, access point, switch) thì gọi là mạng Lan (local area network). Còn kết nối ra ngoài internet thì gọi là mạng Wan (wide area network).
Vậy, mạng Lan trong nhà thì kết nối với nhau. Nhưng trường hợp, nếu muốn khi khách truy cập wifi của cùng thiết bị mà muốn tên wifi (SSID) mà khách truy cập là tách rời ra thành 1 mạng Lan khác, để ngăn truy cập vào hệ thống mạng Lan của nhân viên giúp tăng tính bảo mật thì mình cần tạo mạng Lan ảo (gọi là Vlan).
Vậy, mình sẽ có 2 cái Vlan, 1 cho khách, 1 cho nhân viên nội bộ. (Có thể thêm cho 1 là camera nếu cần). 1 Vlan có thể liên kết với 1 SSID hoặc 2 SSID. Nhưng 1 SSID chỉ liên kết với 1 VLan.
Vd, SSID tên wifi "khách hàng" kết nối VLan 2. Còn 2 SSID tên wifi "nhân viên" và "IP camera" thì cùng kết nối VLan1.
Vậy, nếu cty hay nhà hàng bạn cần tạo ra nhiều Vlan để tăng tính bảo mật thì cần chọn thiết bị hỗ trợ VLan.
Các gateway chuyên nghiệp và Access Point dành cho doanh nghiệp thì đa phần hỗ trợ VLan. Còn Router wifi dành cho gia đình thì không có.
Ngoài ra, các gateway và access point có hỗ trợ Vlan và bạn muốn chia VLan thì phải kết nối trực tiếp với nhau, không thông qua trung gian là các switch, router, switch không hỗ Vlan.
Nên, nếu bạn tạo nhiều Vlan và cần chia các thiết bị mạng AP point qua switch thì switch đó phải là managed switch (hay smart switch). Giá có lẽ sẽ gấp 2 tới 3 lần so với switch thông thường nên sẽ khiến gia tăng chi phí đầu tư, và việc cấu hình khá phức tạp so với dân không chuyên. Bạn cũng cần lưu ý điểm này.
Còn Home Router (router wifi dòng gia đình) thì có lẽ là điểm cuối và chỉ có phát, thu sóng của 1 Vlan, không có chức năng phân nhiều Vlan. (Có vẻ bạn cảm thấy phức tạp rồi. Có lẽ đây là phần cần người chuyên nghiên cứu về mạng máy tính, hiểu sâu về các lý thuyết cùng tính năng cã thiết bị và thường cập nhật kiến thức mới thì mới hiểu. Nên khó quá thì bỏ qua.)
2.2.5/ Một số loại Router wifi, access point phổ biến cùng chi phí đầu tư
Hiện, mình chỉ mới nghiên cứu một số dòng Router Wifi, access point của hãng TP Link và Ruijie.
- Bộ phát wifi TP Link Archer C64 băng tầng AC1200:
Băng tầng 5GHz có tốc độ 867 Mbps còn 2.4GHz có tốc độ 300 Mbps. Hỗ trợ Easy Mesh để Mesh với các thiết bị cùng hãng hay thiết bị hãng khác cũng hỗ trợ Easy Mesh.
Có các chức năng như router và có thể tắt chức năng router để hoạt động như Access Point.
Có 4 cổng LAN hỗ trợ tốc độ 1000 Mbps (1 Gbps) nên tối ưu được đường truyền tốc độ cao 300 Mbps tới 1000 Mbps.
Kết nối máy tính thông quan mạng LAN, có app Tether trên điện thoại để có thể tùy chỉnh cấu hình mạng.
Không có chức năng quản lý qua Cloud và không hỗ trợ port POE (cấp nguồn thông qua dây LAN) => rẻ hơn các Access Point có các tính năng này.
Giá bán: 700k.
Nếu bạn dùng chuẩn AC thì mình đề xuất dùng loại này. Nhưng số lượng kết nối vào wifi nhiều khi khách đông thì thiết bị này sẽ không chịu tải nổi. Nên chỉ thích hợp văn phòng nhỏ, gia đình và khu vực ít người dùng. Có lẽ chịu tải kết nối tầm 20 tới 30 thiết bị.
Và có lẽ chuẩn AC sẽ sớm lỗi thời. Nên nếu có thể thì nên dùng chuẩn AX cho nhà hàng. Chuẩn AC có thể dùng cho hộ gia đình hoặc văn phòng nhỏ.
Trong tương lai khi công nghệ smarthome, IOT phát triển và phổ biến thì đa số sẽ sử dụng chuẩn AX mới hơn so với chuẩn AC cũ.
- Bộ phát wifi TP-link Archer AX10 Chuẩn Wifi 6 1500 Mbps
Tương tự loại C64 ở trên nhưng Wifi 6 (chuẩn AX) cho phép kết nối được nhiều thiết bị, chịu tải nhiều hơn, 30+ thiết bị (Thường các nhà sản xuất cũng ít đưa các thông tin rõ ràng nên cũng khó tìm. Nên mình tham khảo thông tin nhiều nguồn và ước lượng tạm). => chịu tải tốt hơn khi số lượng khách đến đông hơn C64, nên sử dụng ở khu vực phục vụ ăn uống, sảnh, lễ tân; phù hợp nhà hàng, quán nhỏ.
Băng tầng 5GHz có tốc độ 867 Mbps còn 2.4GHz có tốc độ 300 Mbps.
Giá bán: gần 1 triệu (Mình thường mua trên Lazada. Còn xem trên Shopee thì thấy giá bán các sp của TP Link rẻ hơn. Không biết chất lượmg thế nào)
Nếu bạn dùng cho nhà hàng và quyết định dùng chuẩn ax thì mình đề xuất dùng loại này. Có nhiều loại cao cấp hơn cho tốc độ băng tần 5GHz và 2.4GHz cao hơn nhưng mình thấy không cần thiết cho mô hình nhà hàng.
Có lẽ là các quán nét truy cập wifi tốc độ cao, quán cà phê nơi người ta tới làm việc, xem phim trên máy tính và điện thoại hay khách sạn, hội trường lớn thì mới cần các thiết bị cao cấp hơn.
Tại nhà hàng thì khách đến ăn uống, nói chuyện là chính. Tuy có kết nối nhưng sẽ ít dùng và càng ít có nhiều người dùng đồng thời để xem video, tải file nặng, video call hay livestream nên ax10 đáp ứng được.
- Access Point gắn trần TP Link EAP245 Wifi Gigabit AC 1750
AP này có giá 2.575.000đ (trên Shopee thấy rẻ hơn so với Lazada), chuẩn wifi 5 (chuẩn AC), có 1 cổng Gigabit (1 Gbps)
Chuẩn AC wifi 5, giá mắc hơn gấp đôi so với AX10 wifi 6. Có lẽ phần cứng của loại này tốt hơn và có nhiều chức năng quản lý cao cấp khiến dòng này có giá đắt.
AP này có nhiều chức năng hiện đại như quản lý qua cloud, kết hợp với Gateway tiên tiến để phân vùng mạng VLAN, chuyển vùng liền mạch, có hỗ trợ port POE và nhiều tính năng khác nhưng có lẽ là cũng không quan trọng đối với doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa.
Tuy chuẩn AC thấp hơn AX nhưng EAP245 có phần cứng tốt hơn cùng các chức năng cao cấp khăc nên có thể chịu tải số lượng user cao tùy phiên bản. Phiên bản V4 chịu tải tầm 220+ thiết bị (các phiên bản khác ko thấy thông số, thường các dòng access point EAP thì chịu tải cao hơn so với các router wifi nêu trên). Nên đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu nhà hàng lúc đông khách.
(Loại này phức tạp, mình chưa nghiên cứu kĩ)
Có lẽ AP này dùng cho các doanh nghiệp lớn cần độ bảo mật cao, cần có các tính năng cao cấp hơn và giúp quản lý từ xa tốt... hoặc nhà hàng qui mô lớn.
Còn nhà hàng/ quán ăn qui mô nhỏ thì dùng Router AX10 mình giới thiệu trên thì hợp lý và tiết kiệm hơn.
Về tính dễ sử dụng thì AX10 dễ cài đặt và dùng hơn. EAP thì có nhiều tính năng cao cấp nên độ khó cao hơn, không phù hợp với người không chuyên và cần có Gateway/ router cùng hãng hỗ trợ thì mới quản lý hoàn chỉnh.
Vậy, nếu nhà hàng bạn qui mô lớn, có IT phụ trách, nếu trình độ IT cao và có thể đầu tư cho hệ thống wifi nhiều thì có thể dùng các dòng accesspoint EAP. Nếu trình độ IT thấp hơn, muốn tiết kiệm chi phí, qui mô nhà hàng nhỏ, ko cần cung cấp chất lượng wifi cao cho khách hàng thì dùng Ax10 (kèm cấu hình ưu tiên cho các thiết bị quan trọng). Nếu không có IT mà tự làm, có kiến thức căn bản thì có thể dùng Ax10.
Nếu không thì cũng cần có các kiến thức cơ bản để làm việc với các đối tác có thể bảo trì, hướng dẫn vận hàng hệ thống mạng.
- Access Point gắn trần TP Link EAP225 Wifi Gigabit AC 1350
Tương tự EAP245, phiên bản V5 chịu tải 220+ user kết nối (phiên bản V3 không có thông tin chịu tải. Hãy chắc chắn bạn mua đúng phiên bản thích hợp). Các phiên bản trước không rõ thông số. Giá tầm 1.5 triệu
=> đáp ứng tốt khi số lượng khách đến đông.
(Sẽ cập nhật thêm các thiết bị router wifi và access point khác sau)
- Access Point gân trần TP Link EAP115 (giá tầm 750k)
Tốc độ 300Mbps chuẩn N, và hỗ trợ cổng LAN chỉ có 100 Mbps => không tối ưu cho gói cước đường truyền tốc độ cao.
Chuẩn N cũ nên tốc độ không nhanh. Nếu tải phim, xem video, livestream thì không đáp ứng được. Khách đến nhà hàng ăn là chủ yếu và lướt web, nhắn tin, gửi mail nên dòng này cũng đáp ứng được.
Khả năng chịu tải 100+ thiết bị kết nối vào wifi nên nhà hàng mà mỗi tầng tầm 50 tới 60 khách dùng wifi vẫn đáp ứng. Giá cũng phải chăng. Nhưng nếu muốn tăng chất lượng dịch vụ wifi cho khách thì nên dùng EAP225 trở lên.
Có lẽ nếu nơi nào không có nhu cầu streaming video, xem video, livestram, tải file nặng thì có thể dùng EAP115 cho tiết kiệm. Hoặc doanh nghiệp mà dùng hệ thống camera wifi nhưng ít cho nhân viên truy cập internet (ví dụ, công nhân làm việc sản xuất) thì dùng EAP115 cho tiết kiệm. Hoặc cho nhân viên dùng thì cần phải set ưu tiên các thiết bị camera. (Đa phần các camera là dùng wifi chuẩn N, các camera đời mới đắt tiền hơn thì có thể dùng chuẩn AC và AX nhưng chắc không cần thiết => Dùng chuẩn N cho tiết kiệm chi phí).
Nhưng dù sao thì chuẩn N kém hơn chuẩn AC (wifi 5); hiện wifi 6 (chuẩn AX) đang dần phổ biến, các thiết bị điện thoại smartphone, máy tính bảng, Laptop đều hỗ trợ wifi 5; các dòng cao cấp bắt đầu hỗ trợ wifi 6 rồi. Nên mình nên dùng thiết bị wifi 5 trở lên để kịp thời đại, đáp ứng nhu cầu truy cập internet tốc độ cao của khách hàng và nhân viên.
(Tạm chừng vậy, sẽ bổ sung thêm vài thiết bị access point của Rujie sau)
2.3/ Lựa chọn gateway cho nhà hàng như thế nào
Có thể lấy modem của nhà mạng làm gateway nhưng chịu tải không được nhiều thiết bị kết nối.
Có thể lấy AX10 (các router gia đình đời mới chuẩn AC, AX hiện nay đều hỗ trợ 1 ít chức năng như gateway) của TP Link làm gateway nhưng do không chuyên nên chỉ chịu được nhiều user hơn thôi. Khi vài chục khách hàng truy cập cũng không chịu tải nổi. Nhưng có thể cấu hình ưu tiên kết nối và băng thông cho các thiết bị quan trọng cho mục đích vận hành nhà hàng. Nhưng khách hàng sẽ không có trải nghiệm tốt nhất. => không khuyến khích giải pháp này cho nhà hàng.
Giải pháp khác là dùng Gateway chuyên dụng như:
- Draytek 2927: Giá tầm 4.5 triệu, chịu tải 150 thiết bị. Nếu dùng các router wifi như C64 và AX10 thì có thể dùng loại này. Nếu dùng AP EAP225 hay EAP245 thì nên dùng với TP Link để tối ưu các chức năng (tương tự đối với gateway và AP của Ruijie). Draytek có loại gateway Draytek 2962 chịu tải 300 user mà giá tầm gần 9 triệu. Mắc quá nên thôi. Gateway Draytek nổi tiếng với khả năng hoạt động tốt, bảo mật, chịu tải cao...
- TP Link ER605: kết hợp tốt với các access point EAP225, EAP245 để quản lý qua cloud hay các dòng khác. Chịu tải 60 thiết bị (thua Draytek 2927 trở lên). Giá tầm 1.3 triệu. => ko đáp ứng được số lượng người dùng đông. Các thiết bị Gateway khác của TP Link đắt tiền hơn thì có lẽ đáp ứng được nhưng mình tra không rõ thông số về khả năng chịu tải, nên sẽ không giới thiệu thêm. Có lẽ TP Link không nổi tiếng về Gateway lắm. Có thể dùng Gateway Draytek thay thế kết hợp với các access point EAP của TP Link để tối ưu hiệu suất phục vụ khách hàng và dùng C64/AX10 của TPlink ở những khu vực ít kết nối, văn phòng nhỏ, chỗ nghỉ ngơi của nhân viên.
- Ruijie RG-EG105: kết hợp tốt với các Access Point của Ruijie trong việc quản lý qua cloud. Giá 2.300.000đ. Chịu tải tầm 100 thiết bị => chỉ đáp ứng thêm 1 lượng khách tầm 50 tới 60 người truy cập, không đáp ứng đủ khi full khách, cần set quyền ưu tiên cho các thiết bị quan trọng. Có thể quản lý từ xa qua cloud cùng với các AP của Ruijie. Có các tính năng tiên tiến.
- Ruijie RG-EG210G-P: kết hợp tốt với các Access Point của Ruijie trong việc quản lý qua cloud. Giá 2.900.000đ. Chịu tải tầm 200 thiết bị => đáp ứng số lượng khách đông khi truy cập => Nên dùng loại này. Có thể quản lý từ xa qua cloud cùng với các AP của Ruijie. Có các tính năng tiên tiến.
Như phân tích ở các phần trên thì gateway chịu tải được từ 150 user là gần như đáp ứng cho nhà hàng bên mình khi khách đông vào những ngày chay, tới 200 user thì đáp ứng đủ khi full khách. Nếu 50 tới 100 user thì có lẽ quá tải khi có 40 tới 50 chục khách vào cùng lúc.
Có các loại chịu tải cao hơn nhưng mình thấy không cần thiết, trừ khi nhà hàng bạn có thêm khối văn phòng lớn, đông nhân viên sử dụng máy tính và điện thoại hoặc qui mô nhà hàng có thể đón tiếp hơn 200 khách cùng lúc thường xuyên.
Thực ra, không phải nhà hàng lúc nào cũng đông khách và không phải lúc nào khách cũng dùng wifi của nhà hàng. Nên gateway, router đáp ứng từ 100 tới 150 user kèm cấu hình ưu tiên các thiết bị quan trọng có thể luôn duy trì kết nối là ok.
Vì cấu hình Gateway nhận mạng từ các nhà cung cấp như VNPT, Viettel, FPT khá phức tạp, cần thông số đăng nhập từ nhà mạng nên có lẽ cần hỗ trợ từ nhà cung cấp mạng để thực hiện. Sau đó thì các cấu hình khác thì nhân viên IT mạng có thể tự làm. Hoặc nếu bạn có kiến thức về mạng, có thể tự học để làm cũng được.
2.4/ Lựa chọn Switch như thế nào
2.5/ Lựa chọn loại dây cáp mạng như thế nào và các lưu ý khi đi dây
3. Kiến thức và kinh nghiệm thiết kế lắp đặt hệ thống camera IP
3.1. So sánh kết nối camera vào hệ thống mạng bằng dây và không dây
Nhu cầu lắp camera để giám sát nhân viên phục vụ có làm đúng qui trình hay không, nhân viên bếp có thực hiện món ăn chỉnh chu hay không, giúp bảo vệ tài sản khách hàng (bên trong và ngoài) và đối chiếu khi có sự vụ xảy ra là nhu cầu của đa phần các nhà hàng, quán nước.
Đa số các camera hiện đại ngày nay thì có thể kết nối, cài đặt và vận hành dễ dàng qua kết nối mạng nội bộ và chuyển đi qua internet.
Mình dùng hãng Imou thì kết nối rất dễ. Có các hãng tương tự như Ezviz có lẽ cũng tương tự. Nên chọn các camera có thể kết nối với wifi hay dây mạng để có thể tận dụng kết nối mạng hiện có.
Và mỗi thiết bị kết nối (dù không dây hay có dây) đều tính là Gateway/ router chính phải chịu tải. Và nếu kết nối qua wifi thì Access Point hay Router Wifi phải chịu tải số lượng kết nối tương ứng.
Khi người dùng bật app xem camera thì mới có lưu lượng truyền tải từ camera, qua wifi hoặc dây, tới router chính/ gateway rồi đi đến máy của bạn ở nhà. Nếu bạn ngồi tại nhà hàng, kết nối chung hệ thống LAN nội bộ thì dữ liệu video chuyển tải trực tiếp nội bộ đến bạn.
Kết nối có dây có ưu điểm là kết nối nhanh hơn so với wifi. Khi thời điểm đông khách thì kết nối camera có dây sẽ nhanh tức thời hơn so với kết nối không dây. Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình gateway ưu tiên kết nối và băng thông cho camera thì sẽ giảm thiểu tác động đó.
(Nhưng dù sao truyền không dây thì camera chuẩn N cũ kết nối chậm và truyền dữ liệu chậm nên bạn cần đợi 5 tới 10 giây mới load xem camera được. Nên nếu bạn muốn xem video tứt thời, tua lại mượt thì nên dùng dây mạng nối với Camera, chấp nhận dây loằng ngoằng. Nhưng nếu thiết kế sơ đồ tốt và thợ thi công có thể đi âm trần thì sẽ trông gọn. Nhớ đánh dấu dây mạng kĩ để biết dây nào đang nối tới camera nào để tiện lợi cho công tác bảo trì bảo dưỡng
Hoặc bạn muốn có kết nối không dây mà nhanh hơn thì nên dùng camera có wifi chuẩn AX và access point/ router chuẩn AX (hoặc là loại dành cho doanh nghiệp chuẩn AC trở lên). Các thiết bị wifi chuẩn mới nhất có khả năng kết nối nhanh gần như tức thời.
Và có lẽ liên quan đến phần cứng camera xác định tốc độ. Nhà hàng cũ sử dụng các camera IP cũ thì mình thấy tốc độ load chậm. Khi mình mua camera wifi xoay 360 độ, độ phân giải 4MP thì tốc độ load nhanh tầm 1, 2 giây.
Dĩ nhiên, bên mình dùng access point dành cho doanh nghiệp chuẩn AC nên cũng góp phần giúp kết nối được nhanh.
).
Kết nối có dây thì phải đi dây loàng ngoằn trong hệ thống mạng, nên thi công phức tạp và bảo trì phức tạp. Hiện sau khi bên camera thi công thì mình không biết dây nào kết nối với camera nào. Và việc đi dây bên ngoài thì làm nhà hàng không được thẩm mỹ lắm. Kết nối không dây sẽ gọn gàng hơn.
Mặc khác, việc đi dây loằng ngoằng cho hệ thống camera thì khó tránh việc đi chung với đường dây điện, tuy dùng dây chống nhiễu nhưng cũng có khả năng bị nhiễu. Nên nếu bên camera sơ suất, không tính toán đường lắp đặt camera, lắp chung với dây điện thì sẽ gây nhiễu tín hiệu, sẽ thường mất kết nối.
Hoặc là lúc tắt đèn thì điện không chạy qua thì không sao. Đến lúc bật đèn thì bị nhiễu khiến mất kết nối.
Hoặc ban đầu camera lắp đường dây đúng. Sau bạn có nhu cầu cải thiện hệ thống điện, thợ điện lắp đường dây song song với các dây mạng nối camera thì sẽ xuất hiện việc nhiễu, khiến camera bị ngắt kết nối.
Về kết nối không dây, nếu bạn thay đổi wifi kết nối thì dẫn đến kết nối với camera hiện tại không được. Bạn phải bắt ghế, bắt thang để cấu hình lại camera. 1 số camera ở các vị trí phải bắt thang cao mới tháo ra lắp ráp nên bất lợi, nhất là các vị trí ngoài trời hay vị trí quá cao trong nhà.
=> Giải pháp:
- Các camera ở những vị trí khó với tới thì nên dùng dây để kết nối, sẽ không cần quan tâm đến việc sau này đổi pass wifi hay tên wifi thì phải cấu hình lại.
- Có thể dùng tính năng tạo nhiều SSID của các router wifi hay Access Point đời mới để tạo ra nhiều tên wifi và mesh hệ thống wifi thành 3 wifi cho khách, cho nhân viên, cho camera. Mình sẽ giữ nguyên wifi cho camera và quyết định sẽ không thay đổi mật khẩu giúp duy trì wifi ổn định=> cần giữ bí mật mật khẩu.
- Hoặc giống trường hợp trên, hệ thống wifi có thể tạo nhiều SSID thì mình tạo tên wifi có mật khẩu mới. Rồi dùng app quản lý camera để cài đặt camera nhận wifi mới rồi mới xóa các wifi cũ. (Cần thành thạo việc dùng app cấu hình camera của từng hãng. Nếu làm được vậy thì không cần phải tháo camera ra để reset và quét mã cài đặt lại mất công)
- Router wifi hay access point nên dùng loại tốt, loại chuyên dành cho doanh nghiệp thì độ nhạy, độ rộng phủ sóng, số lượng thiết bị chịu tải cao sẽ giúp ích cho hệ thống camera IP.
- Mỗi camera có mã Qr code ở mặt sau. Mỗi khi cần cấu hình reset camera lại ban đầu khi bị trục trặc thì cần bấm giữ nút nguồn để reset camera và quét mã hoặc nhập mã camera mặt sau để có thể cấu hình. Muốn quét mã thì cần tháo camera ra. Nếu lưu trữ cẩn thận các hình chụp Qrcode của mỗi camera và ghi chú cẩn thận thì mình sẽ đỡ tốn công tháo camera để xem mã qrcode, chỉ cần với tới bấm nút nguồn. Đa số camera trong nhà chỉ cần vặn camera là tháo lắp dễ dàng. Còn camera ngoài trời thì cần vặn tháo ốc vít cố định nên thao tác khó khăn hơn. (Trong app camera hãng Imou thì quyền admin có thể xem mã qrcode và mã id của các thiết bị camera. Nên nếu không bị mất quyền admin, vẫn lưu thông tin của camera đó thì có thể bấm tải QR, và dùng để cấu hình lại camera. Khi cài đặt camera xong thì nên đặt tên camera để dễ phân biệt từng camera, ở khu vực và vị trí nào để tiện theo dõi camera hay tiện thao tác sửa chữa bảo trì về sau)
- Hoặc chấp nhận khi có trục trặc thì cần cấu hình lại từng cái. Vị trí khó tháo lắp thì có thể đợi khi vắng khách thì bắt thang lên để thao tác.
(Tỉ lệ thay đổi tên và pass wifi nhà hàng thấp nên các tình huống cần cài đặt lại cũng thấp. Nên các tình huống trên là để phòng ngừa rủi ro để khi trục trặc không phải thao tác phức tạp)
Đa số các camera IP (dùng dây mạng hoặc wifi) ngày nay có thể dễ dàng cài đặt bởi người dùng phổ thông qua app quản lý. Nên nếu bạn chịu khó nghiên cứu cách cài đặt và sử dụng thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí. (Có lẽ chỉ cần mất 30p đến 1 giờ để học nếu có người chỉ, nên chịu khó học nhé)
Cấu hình các thiết bị mạng như router wifi, access point, gateway thì cần có kiến thức về IT, về hệ thống mạng để thực hiện. Sẽ tốn nhiều thời gian nhiều hơn để học. (Có lẽ mất tầm mấy ngày nếu có người chỉ, nếu rành thì sẽ biết đường xử lý sự cố mạng ở mức cơ bản, không nhất thiết phải gọi thợ đến)
Các việc khác như thi công đường mạng, đường dây điện, đặc biệt là bắt dây âm trần âm tường thì độ khó cao (chắc khó với mình, với người khác dễ hơn), trong khi công có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà hàng, kết cấu và decor của nhà hàng nên nếu làm không khéo và không nhanh thì gây ảnh hưởng lớn. Nên nếu bạn không có tay nghề thì cần làm việc với các bên liên quan như thợ điện, thợ mạng.
Ví dụ, như mình biết cấu hình camera và các thiết bị mạng, có thể bấm dây mạng và kéo dây mạng nổi nhưng lại không biết thi công lắp dây mạng âm trần, âm tường, cố định nẹp và không biết thi công nối dây điện và các thiết bị điện (khi cần thiết) nên các phần đó có thể cần nhờ nhân viên biết làm hoặc thuê thợ điện chuyên nghiệp.
Do có kĩ năng IT và mạng nên cũng không cần nhờ thợ bắt mạng hay camera, trừ trường hợp cần thông số của nhà cung cấp mạng internet để cấu hình gateway thì mới cần liên hệ nhờ hỗ trợ hoặc hướng dẫn, cung cấp thông số cần thiết.
Một số chỗ không quan trọng, không ảnh hưởng đến tính thẫm mỹ của nhà hàng thì mình dùng dây nguồn (cáp micro USB, hoặc DC) nối dài để nối camera nên không phải thi công đường điện. Hoặc khu bếp thì nối dây mạng không nẹp hay âm tường cũng không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ nhà hàng nên mình tự xử lý.
(Sẽ viết tiếp phân loại các loại camera Imou (do bên mình đang dùng hãng này nên mình chuyên nghiên cứu hệ thống camera của hãng Imou) và nên chọn loại nào, có tính năng, chức năng nào cho mục đích, địa điểm nào sau)
3.x/ Tầm quan trọng của việc chủ nhà hàng hoặc nhân viên IT phải biết kiến thức liên quan và sắp đặt sơ đồ thiết kế hệ thống mạng chuẩn
Bên camera hoặc bên mạng đôi khi không rành chức năng thiết bị chi tiết và thiết kế mạng tối ưu khiến bạn tốn tiền thiết bị nhiều mà hiệu suất mạng không cao và gây khó khăn trong công tác sửa chữa, bảo trì.
Đôi khi, bên camera và mạng lại không rành lắm về tính năng của các thiết bị, không phân biệt cổng nào có tác dụng ra sao, hỗ trợ tốc độ bao nhiêu để thiết kế cắm tối ưu. Họ nghĩ các cổng như nhau rồi cắm đâu cũng được. Có lẽ họ chỉ biết sơ sơ thiết bị này tốt nhưng không biết tốt chi tiết thế nào.
Nên nếu bạn vận hành nhà hàng lớn mà không có kiến thức về thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng hay không có nhân sự IT tốt thì dễ là vừa tốn tiền thi công nhiều và vừa thi công không tốt, không tối ưu, rối rem.
Nên mình đề xuất:
1/ Bạn hãy đọc hết bài này thật kĩ để lên kế hoạch, thiết kế cho chỉnh chu
2/ Camera trừ những vị trí nên dùng dây mạng cấp nguồn điện qua dây mạng POE ở những vị trí tháo lắp khó, hoặc xa sóng wifi (lắp wifi không cần thiết và tốn công), hoặc xa nguồn điện (đi dây mạng thì chi phí rẻ và an toàn hơn dây điện) thì tất cả camera nên dùng wifi cho đỡ mất công đi dây mạng loằng ngoằn rồi sau này không biết dây này đang nối đến camera nào, tới switch ở khu vực nào.
Việc dùng wifi cũng giúp giảm thiểu việc mua switch có tính năng POE giá mắc hơn thông thường và cũng tiết kiệm dây mạng không cần thiết vì gần đó sẽ có ổ điện cấp nguồn cho camera, hoặc nhờ thợ điện thi công luôn cho tiện.
Sau khi nghiên cứu lại các kiến thức liên quan đến mạng, camera và các thiết bị liên quan thì nếu thực hành như trên thì nhà hàng của mình đã rút bớt 2 đến 3 cái switch POE giá tầm hơn 1.2 triệu mỗi cái và hệ thống dây mạng.
Để dùng wifi cho camera thì nên sắm camera có vùng phủ sóng rộng, là các access point wifi cho doanh nghiệp thì có độ chịu tải số lượng kết nối cao và độ phủ sống rộng giúp các kết nối mạng của nhà hàng vận hành tốt.
3/ Hãy chắc chắn bạn lắp mạng nội bộ và camera có dây thì phải nắm được dây này 2 đầu nối với khu vực nào, tới thiết bị nào.
4/ Phân chia thiết bị các cấp phải logic. Ví dụ, các cổng từ gateway cấp 1 thì nối đến router/ switch (swich poe nếu cấp nguồn cha camera hoặc AP qua dây mạng) cấp 2, hoặc AP, wifi router cấp 2. Từ cấp 2 thì đi đến các thiết bị khác như điện thoại thông minh, máy tính, máy in bill hoặc các thiết bị mạng switch/ router cấp 2 khác nếu cần ở khu vực xa hơn (như sân ngoài hay trên tần lầu) rồi từ đó phân chia cho các thiết bị cấp 3. Các thiết bị mạng chia cấp thì phải cắm vào cổng có tốc độ mạng Gigabit (1000Mbps) để tối ưu (thường là cổng có chữ Uplink).
5/ Nếu có thể thì bạn hay bên thi công phải lập được sơ đồ đi dây mạng trước khi thiết kế. Sau khi thi công thì phải rõ dây đang được luồng và đưa tới các vị trí như thế nào và nên ghi tài liệu để tiện cho việc bảo trì sau này.
4. Lên kế hoạch, thiết kế sơ đồ mạng trước khi thi công, sửa chữa nhà hàng để có thể đi hệ thống dây mạng âm tường, âm trần
(Từ từ viết tiếp sau)
5. Tổng kết
Như vậy, mình đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức quản trị hệ thống mạng, internet, wifi và kết nối camera cho nhà hàng.
Hi vọng bài viết có ít cho bạn!
(Sẽ bổ sung thêm hình minh họa 1 số thiết bị sau)
6. Phục lục: Tiềm năng phát triển sự nghiệp và kinh doanh trong tương lai nếu bạn thành thạo việc lắp đặt hệ thống mạng và camera an ninh cùng hệ thống điện
Như bạn biết mục đích chính của bài viết là để chia sẻ kinh nghiệm lắp đặt, cài đặt, vận hành hệ thống mạng, camera để chủ nhà hàng chay khác hay ai có ý định mở nhà hàng chay có thể biết cách lắp đặt tối ưu. Nếu có kiến thức nền về IT và mạng thì có thể tự làm 1 số công đoạn, nếu không biết thì có đủ kiến thức để làm việc với bên thi công để cho ra giải pháp tối ưu.
Mặc khác, việc hiểu biết kiến thức cơ bản thì có thể huấn luyện cho đội ngũ nhân viên có khả năng xử lý sự cố khi về mạng và internet. Và cũng là có kiến thức nền để làm việc tốt hơn với các phần mềm quản lý nhà hàng.
Ngoài ra, nếu bạn thành thạo kiến thức thì còn có các cơ hội mở rộng và phát triển sự nghiệp khác như:
6.1/ Trường hợp là người làm công thì được sếp trọng dụng
Vì bạn có thể xử lý các sự cố về mạng, internet, camera, hệ thống phần mềm quản lý, giúp cho nhà hàng, quán cafe hay doanh nghiệp vận hành trơn chu tốt đẹp.
Theo hướng này thì bạn giống như nhân viên quản trị mạng/ IT (hoặc có thêm kiến thức về marketing, quay phim, chụp ảnh, edit video như mình thì có thể kiêm luôn marketing), có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến IT trong công ty.
Ngoài kiến thức ở trên, bạn cần học thêm về cách vận hành máy tính, xử lý các sự cố máy tính và phần mềm văn phòng phổ biến như Word, Excel, Powerpoint, trình duyệt, trình gõ văn bản tiếng Việt...
Bạn có lẽ cần phải nghiên cứu sử dụng các phần mềm quản lý như: phần mềm kế toán Misa, phần mềm quản lý nhà hàng, phần mềm bán hàng, phần mềm quản trị doanh nghiệp... và các phần mềm, tiện ích hỗ trợ công việc khác. (Ít nhất cần biết cơ bản; còn chuyên sâu hay cài đặt thì đọc tài liệu sau hoặc nhờ bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ)
Xa hơn nữa, cần nghiên cứu sử dụng các phần mềm marketing, bán hàng online như wordpress, haravan/ sapo. (Ít nhất là biết cơ bản và khi có sự cố thì liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để giải quyết; hoặc khi cần thiết kế, triển khai website thì biết kiến thức nền để làm việc với các bên khác)
Một số bạn làm IT một thời gian thì chuyển qua marketing vì marketing ngày nay gắn liền với các công cụ, phần mềm online. Bạn cũng có thể phát triển theo hướng đó.
Có lẽ cần cập nhật các kiến thức cơ bản về marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng đội ngũ bán hàng, qui trình hoạt động của marketing và sale, quản trị doanh nghiệp... Từ đó có thể thành chuyên gia tư vấn cho ban giám đốc hay các công ty, doanh nghiệp khác.
6.2/ Cung cấp dịch vụ lắp đặt mạng nội bộ, hệ thống camera giám sát cho doanh nghiệp hay gia đình
Nếu chỉ đơn giản là lắp đặt mạng máy tính thì có lẽ là độ cạnh tranh cao, khó mà phát triển được, không cạnh tranh được với các nhà mạng như VNPT, FPT, Viettel vì sẵn lắp mạng internet thì offer luôn lắp mạng nội bộ.
Nếu kinh doanh thêm bán máy tính, thiết bị điện tử nữa thì tăng doanh số và lợi nhuận nhưng độ cạnh tranh hiện nay cao, khó mà phát triển được, vì số lượng kinh doanh máy tính rất nhiều và người ta sẽ mua ở những nơi uy tín như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Cellphone hay các cửa tiệm uy tín lâu năm.
Nếu thêm camera giám sát thì tuy cạnh tranh với các nhà mạng (cũng triển khai dịch vụ này), một số cửa hàng máy tính hay thiết bị an ninh nhưng dung lượng thị trường còn lớn nên bạn cũng có cơ hội chen chân vô.
Hãy liên kết với các thợ điện, thợ xây dựng, thầu xây dựng để họ có thể giới thiệu khách hàng cho bạn. Hoặc bạn cũng cần kết nối với các chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp vì đôi khi họ có nhu cầu lắp mới, mở rộng, bảo trì sửa chữa hệ thống mạng và camera. Hoặc họ xây nhà mới, phát triển đơn vị kinh doanh mới thì có thể tìm bạn để sử dụng dịch vụ.
Bạn cũng cần nghiên cứu giá thiết bị, giá thi công mà các đơn vị cạnh tranh khác. Thường giá thiết bị mà họ làm sẽ đội giá lên tầm 1.5 tới 2.5 lần so với giá bán lẻ trên thị trường và kèm theo công đi dây, lắp đặt, thi công.
(Các thiết bị camera, router wifi, access point đừng ham nhập nhiều để được giá sỉ tốt vì nhanh lỗi thời. Mình từng thấy 1 đơn vị lắp đặt mà dùng công nghệ camera cũ đã lâu đời. Chắc là ôm hàng tồn cũ rất lâu rồi.
Sử dụng, triển khai thiết bị cũng nên nghiên cứu kĩ, tránh dùng các thiết bị đã hoặc sắp lỗi thời. Vì khi thiết bị mới được ra đời thì giá các thiết bị cũ sẽ giảm xuống.)
Các vật tư như dây mạng, hub, switch, adapter, nguồn, dây sạc... phổ thông thì có thể nhập nhiều một chút. Các thiết bị trên là phổ thông, dân dụng, ít bị lỗi thời cho các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa. Các thiết bị cao cấp hơn thì chỉ có trong các công ty phần mềm, datacenter hay các công ty có hệ thống giao dịch lớn như sàn chứng khoán, ngân hàng... phân khúc đó khó tiếp cận.
Do ngành này đặc điểm đòi hỏi kiến thức chuyên môn IT (đặc biệt là mạng máy tính) kha khá, kĩ năng thi công (dây điện, dây mạng, thi công đẹp...) và sự am hiểu các thiết bị phức tạp nên người dùng phổ thông cảm thấy khó khăn phức tạp nên phải phụ thuộc lớn vào bên cung cấp dịch vụ.
Và cũng ít nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt này so với các ngành nghề khác nên người tiêu dùng sẽ ít so đo về giá và bên cung cấp nào cũng đưa ra giá cao do ít cạnh tranh.
Thật ra, việc nâng giá này cũng hợp lý vì để thiết kế, lắp đặt, cài đặt mạng thì sẽ cần nhiều thời gian học tập, nghiên cứu hơn là lắp ráp hệ thống điện gia dụng. Mà nếu thay vì đội giá mà tính công tư vấn thiết kế, công đi lại khảo sát thì chắc người ta cảm thấy đắt, còn nâng giá lên để bao luôn các chi phí khác thì người dùng phổ thông thì cảm thấy có vẻ rẻ hơn.
Còn đối với người biết IT và lắp đặt hệ thống mạng thì tự làm hoặc tham gia vào việc hoạch định, thiết kế hệ thống mạng và camera thì sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí.
6.3 Mở rộng kinh doanh, cung cấp và lắp đặt các thiết bị an ninh, thiết bị thông minh, smarthome
Ngoài camera thì còn có các thiết bị an ninh, thiết bị thông minh khác như khóa cửa vân tay (nổi tiếng là TTLock), chấm công vân tay, chuông cửa thông minh (Imou có tích hợp vô luôn cùng với hệ thống camera Imou nên có thể cùng quản lý qua app), đèn cảm ứng tự bật.
Các thiết bị trên không phổ biến như camera an ninh, laptop, pc lắm. Nhưng có thể cân nhắc mở rộng theo hướng đó.
Để lắp khóa cửa vân tay thì bạn cần có thêm kĩ năng thợ mộc, thợ cửa để khoan đụ, điều chỉnh cửa để có thể lắp thiết bị vào. Hoặc bạn cần liên kết với thợ cửa.
Mấy năm nay kinh tế bị khủng hoảng, sức mua thấp nên nhu cầu các thiết bị thông minh không nhiều.
Sau này, khi kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật phát triển, sức mua và nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng cao thì hệ thống smarthome, các thiết thông minh, tự động hóa sẽ phát triển. Nên ngành triển khai, lắp đặt Smarthome là 1 trong những ngành nghề tiềm năng mở rộng trong tương lai.
Điều này phụ thuộc vào tình hình thế giới. Như Nga và Ukraine cứ đánh nhau, dù tuốt đâu xa ở Việt Nam, có vẻ không ảnh hưởng gì nhưng lại liên đới qua các việc khác:
- Giá xăng tăng khiến chi phí vận chuyển, sản xuất tăng, vật giá leo thang nên sức mua thấp, kinh doanh không khởi sắc, nhiều doanh nghiệp phá sản.
- EU và Mỹ viện trợ Ukraine nên dòng tiền bị thiếu hụt cho mục đích thương mại nên cũng ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Các quốc gia khác bị ảnh hưởng đến kinh tế cũng ít du lịch tới Việt Nam, nên cũng ảnh hưởng đến kinh tế.
Rồi từ các việc trên thì doanh nghiệp Việt Nam phá sản, mặt bằng bỏ hoang, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng thì cũng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh trong tương lai.
Nên các vấn đề của người khác có tác động vô hình đến các vấn đề của mình. Khi người khác bất lợi, chịu thiệt thì mình cũng sẽ bị chịu thiệt hại theo 1 cách nào đó.
Nên, việc phát triển kinh doanh, mở rộng sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi khi mức sống của mọi người đều được đi lên, để họ có tài chính, nguồn lực để sử dụng dịch vụ của bạn.
Nên, sau này nếu tình hình thế giới ổn định, kinh tế phát triển thì ngành smarthome sẽ có đà phát triển mạnh trong tương lai. Nếu bạn có niềm tin về thế giới sẽ tốt đẹp, cuộc sống mọi người được nâng cao thì việc đi tắt, đón đầu trong ngành smarthome sẽ là 1 trong những lựa chọn tuyệt vời.
Hiện có nhiều doanh nghiệp lớn đã phát triển các thiết bị smarthome, IOT mà có thể dễ dàng lắp đặt như hệ thống camera IP vậy. Dĩ nhiên, các thiết bị sẽ kết nối qua hệ thống wifi (sẽ là chuẩn wifi AX hoặc hơn) và cần cấp nguồn điện (các thiết bị công tắt thì cần cấp điện nên cần thi công được đường điện âm tường).
Nên, với các kiến thức vững chắc về hệ thống mạng, hệ thống camera, cách sử dụng các thiết bị liên quan và năng lực thi công hệ thống mạng và điện âm tường thì sẽ trợ giúp bạn thâm nhập vào trong ngành này.
Nhận xét
Đăng nhận xét