Vì sao đi vay thì không nên vay trả bằng vàng? Và vì sao thời điểm này cho tới thời gian dài tới nhất quyết không vay trả bằng vàng?
Nếu mà bạn hay hóng hớt tin tức thì sẽ có các thông tin như ngày xưa người A cho người B mượn 5 cây vàng. Sau hơn 20 năm không trả nổi vì vàng cứ tăng mãi, thu nhập không đủ trả. Sau người B cứ dư tiền là đi mua vàng vì sợ vàng tăng.
Vì thực tế, giá vàng luôn liên tục tăng so với đồng tiền hiện nay. Lý do vì sao vậy?
Các lý do khiến giá vàng thường có xu hướng tăng, ít khi giảm, tăng thì nhiều và thời gian thì dài còn giảm thì giảm ít trong 1 khoản thời gian:
1/ Vàng quí hiếm khó sản xuất ra hơn tiền
Vàng có được phải trải qua công đoạn khai thác mỏ quặng, tinh chế ra vàng thỏi, vàng nhẫn, vàng miếng để bán. Mỏ vàng hiếm hoặc ở độ sâu khó khai thác và xen lẫn tạp chất cần tinh chế. Nên việc cung ứng vàng ra thị trường rất là khó khăn.
Ngược lại, tiền giấy thì có thể in số lượng lớn ra thị trường và lượng in thì phụ thuộc chính sách của mỗi quốc gia.
Khi số lượng tiền giao dịch quá nhiều, nhưng lượng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở vật chất hay các loại tài sản khác thì hữu hạn, cũng không tăng thêm được.
Như vậy, cùng số lượng tài sản mà tiền thừa mứa, khiến đồng tiền mất giá. Lúc này, chúng ta cần chi tiêu số tiền nhiều hơn để mua cùng 1 sản phẩm.
Ví dụ, món hàng A, 10 năm trước giá tầm 10,000đ. Nhưng trong 10 năm, lượng tiền được ị và lưu thông trên thị trường tăng gấp 5 tới 10 lần nên giá của món hàng A đó có giá 100.000đ.
Khi đó, ta nói đồng tiền mất giá khiến lạm phát, giá cả hàng hóa tăng lên. (Lạm phát có nhiều nguyên nhân chứ không riêng gì vì in tiền nhiều làm mất giá, cần khéo phân biệt thì mới có thể dự đoán được các biến động và tình trạng của nềm kinh tế trong ngắn và dài hạn).
Lúc này, đồng tiền bị thiếu niềm tin, nên người ta có xu hướng dự trữ các tài sản mà ít bị mất giá theo thời gian, như là vàng.
Vàng không in nhanh ra được còn tiền có thể in ra nên vàng thường không mất giá nên giá vàng luôn tăng so với tiền mà bạn thu nhập được.
(Dĩ nhiên, các quốc gia luôn kiểm soát lượng tiền được bơm ra thị trường để không gây lạm phát. Tiền được bơm ra thị trường có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tái cơ cấu nền kinh tế hay trợ cấp nên việc này khó tránh nhưng thường sẽ được cân đối ở mức hợp lý.)
2/ Vàng có tính thanh khoản cao
Tính thanh khoản là khả năng sử dụng của đồ vật đó để trao đổi, thanh toán hàng hóa.
Tiền mặt của mỗi quốc gia có giá trị thanh khoản cao nhất tại quốc gia đó vì được mọi người công nhận, được pháp luật bảo hộ và đó là thông lệ khi mua bán.
Ví dụ, tiền Việt Nam đồng dễ dàng giao dịch mua bán tại Việt Nam nên có tính thanh khoản cao. Tiền ở quốc gia như châu Âu, USD tiêu dùng tại Việt Nam thì khó khăn hơn, phải qui đổi tiền tệ phức tạp. Nên đồng tiền/ tiền mặt của quốc gia khác thì tính thanh khoản kém hơn tại Việt Nam. Nhưng vẫn giao dịch được.
Tiền trong tài khoản ngân hàng vì với công nghệ thanh toán online nên cũng có tính thanh khoản cao. Để tiền trong ngân hàng có lời. Nhưng hãy đảm bảo là bạn gửi tiền ở các ngân hàng uy tín, có bảo trợ của nhà nước thì an toàn hơn, tránh bị rủi ro ngân hàng sập thì có 1 khoản thời gian không rút tiền được.
Vàng có tính thanh khoản thấp hơn tiền mặt và tiền trong ngân hàng. Nhưng cũng là hàng hóa được nhà nước quản lý, bảo hộ và cũng có thể dùng để thanh toán. Nên tính thanh khoản cao, có thể dùng mua bán.
Nhất là các thời kì khủng hoảng tài chính thì người ta sẽ ưu tiên mua vàng để tích trữ, giữ gìn tài sản vì sợ mất giá. Điều này khiến giá vàng tăng trước những biến động của nền kinh tế.
BĐS cũng là loại tài sản tăng giá nhanh theo thời gian. Tuy nhiên, khi có biến động lớn về kinh tế thì BĐS sẽ khó bán, bị đóng băng nên tính thanh khoản trở nên thấp vào lúc đó. Người ta lúc này khó để trao đổi bđs, nên nguồn tiền sẽ đổ về vàng.
Kim cương quí hiếm cũng là tài sản tăng giá nhưng giao dịch khó (tính thanh khoản thấp) nên cũng không thường được dùng để tích trữ trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính.
Coin điện tử có sự giới hạn nghiêm ngặt về số lượng nên cũng có thể tăng giá ở 1 số giai đoạn khi lạm phát, do in tiền nhiều và kinh tế vẫn phát triển (phát triển mà không bền vững do lạm phát nhưng chưa tới giai đoạn sắp suy thoái) giai đoạn đó nhưng nếu có khủng hoảng lớn về kinh tế, chính trị khiến kinh tế suy thoái, chính trị phân rã thì coin sẽ bị mất niềm tin và giảm giá. Vì coin xu hướng là để thanh toán quốc tế, mối quan hệ quốc tế xấu đi hay kinh tế suy thoái có thể khiến hệ thống liên quan đến coin không còn vận hành tốt thì coin nguy cơ bị sụp và khó thanh khoản nên coin thường sẽ bị rớt giá.
3/ Thế giới thường có những cuộc khủng hoảng qui mô lớn khiến người ta phải tích trữ của cải trong những giai đoạn này
Khi mà các cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế hay chiến tranh, mất trật tự an ninh xã hội thì luôn ảnh hưởng chéo các mặt và ảnh hưởng đến kinh tế.
Lúc này, thế giới ít đầu tư vào quốc gia đó, kinh tế quốc gia đó bị ảm đạm, hàng hóa thiếu hụt, số lượng giao dịch tiền của quốc gia đó giảm, nên tiền ít có nhu cầu tiêu dùng/ sử dụng hơn mức bình thường trước đó nên mất giá.
Hoặc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là ở các nền kinh tế có sức ảnh hưởng lớn như Mỹ, TQ, châu Âu, Nhật Bản... thì đều có tác động mạnh đến kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do kinh tế đi xuống, sản xuất đình trệ, hàng hóa thiếu hụt, lượng giao dịch hàng hóa giảm nên tiền cũng mất giá theo.
Hoặc tác động chính trị ra sao mà ảnh hưởng đến kinh tế như cấm vận, ngăn chặn 1 hay nhiều loại hàng hóa được giao thương của quốc gia đó, khiến quốc gia đó thiếu hàng hóa, nguyên vật liệu (quốc gia đó thiếu loại tài nguyên, hàng hóa đó) đầu vào để sản xuất, phát triển kinh tế và khiến quốc gia đó không xuất được hàng hóa, tài nguyên (do quốc gia đó giàu mạnh về lĩnh vực đó, cần bán để thu ngoại tệ về để mua hàng hóa, tài nguyên thiết yếu từ quốc gia khác)
Trong các giai đoạn như vậy, tiền thừa bị mất giá nên người ta có xu hướng đầu tư vào các loại tài sản khác và ưu tiên vàng vì có tính thanh khoản cao. Giai đoạn này bđs đóng băng, chứng khoán giảm mạnh, giao dịch mua bán ít, tiêu dùng thiếu hụt nên dòng tiền thường được ưu tiên về hướng vàng hơn.
V.v... (có thể nhiều nguyên nhân chính yếu khác nữa nhưng mình chưa nghĩ ra. Tạm thời như vậy đã. Nghĩ ra bổ sung sau. Các nguyên nhân phụ, tác động không mạnh thì sẽ hạn chế đề cập cho đỡ rối)
......
Như vậy, tổng hợp các nguyên nhân trên mà giá vàng thường có xu hướng tăng hơn là giảm.
Nên phân tích kĩ tình hình kinh tế, chính trị ở mỗi nước, đặc biệt là cán nền kinh tế lớn, dự đoán được xu hướng, chính sách để có dự đoán chính xác hơn.
Dù tích trữ vàng tốt trong 1 số giai đoạn nhưng nếu ai cũng lo tích trữ vàng mà không đầu tư sản xuất ra hàng hóa cần thiết cho thị trường thì nền kinh tế càng ảm đạm hơn. Và, có lẽ có 1 số ngành nếu kinh doanh tốt, phù hợp với thị trường khi đó thì giá trị mang lại vẫn cao hơn giá vàng tăng. Ví dụ, ở những nơi thiếu nước và lương thực thì vàng không giá trị bằng nước và lương thực.
Nên quan trọng là theo dõi nền kinh tế và biết được xu hướng kinh doanh nào phù hợp với thời đại đó, cung cầu hàng hóa như thế nào và mình có thể xây dựng công việc kinh doanh đáp ứng hàng hóa thiếu hụt so với nhu cầu thị trường hay không.
Và cũng nhớ rằng, vàng luôn tăng giá tuy tính thanh khoản không bằng tiền mặt. Nên, khi thiếu tiền đi vay ai thì nên vay bằng tiền, không vay bằng vàng và thỏa thuận lãi suất hợp lý, tránh vay tín dụng đen.
(Với người tin sâu nhân quả như mình thì quan điểm của mình là nên tu tập các việc thiện, đặc biệt là lìa trộm cắp, trốn thuế, lấy của không cho mà lấy, vi phạm bản quyền phần mềm... lìa tâm tham lam muốn tranh đoạt lợi ích của người khác, ham muốn tích lũy tài sản... và thường giúp đỡ người bệnh, người hoạn nạn thì phước báu sâu dày, sẽ tránh được những hoạn nạn khủng hoảng về tài chính.
Nếu nghiệp nặng thì sẽ dễ bị cuốn vào các nợ nần hay khó khăn về tài chính, có thể bị người lừa tiền, hay khó kiếm việc hay kinh doanh khó khăn, hay có các quyết định sai lầm về tài chính)
Vì sao giai đoạn này lại càng nhất quyết không vay nợ, trả nợ bằng vàng? Lý do giá vàng sẽ có xu hướng gia tăng trong các năm tới.
Nếu bạn nào mà có kinh nghiệm và quan sát thì sẽ biết trong thời kì kinh tế khó khăn thì số lượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sẽ tăng cao. Và, đặc biệt là 1 số đối tượng am hiểu luật pháp thì khi lừa bạn thì họ vẫn nắm các bằng chứng cho thấy bạn tự nguyện chứ không bị lừa.
Như khi tình hình kinh tế khó khăn, người ta thiếu tiền nên sẽ có xu hướng đi vay. Có thể vay ngân hàng, vay tín dụng, và thậm chí vay tín dụng đen.
Tín dụng đen tuy không hợp pháp do lãi suất cho vay vượt khung qui định của pháp luật. Nhưng thực tế, nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen vẫn hoành hành và có nhiều nạn nhân phải gồng lưng trả nợ.
Tại gia đoạn kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản nhiều, tìm việc làm khó, kiếm tiền rất khó, vay nợ ngân hàng lại khó khăn hơn trước thì việc bạn bị vướng tín dụng đen hay vay nợ lãi suất cao sẽ khiến cuộc sống của bạn khó khăn trắc trở.
Và, nếu bạn theo dõi giá vàng trong 1 tháng vừa qua thì vàng leo dốc, tăng giá rất mạnh. Và do sự biến động của chính trị, kinh tế nên giá vàng sẽ gia tăng nhiều hơn nữa và trong thời gian rất dài lâu.
Nên, có thể xuất hiện các hiện tượng 1 số người trục lợi bằng cách bạn đi vay thì người ta tìm cách ép bạn vay bằng vàng. Bạn thiếu kiến thức kinh tế còn người ta thì đầy kinh nghiệm.
Nên, nếu bạn thiếu kiến thức và nhận vay và trả bằng vàng thì nó giống như vay tín dụng đen vậy, bạn phải trả lãi rất cao. Và trong hợp đồng vay thì bạn đã thoả thuận vay bằng vàng thì không ai giúp bạn.
Tín dụng đen là bất hợp pháp mà vẫn hoạt động được còn vay trả bằng vàng không bị cấm nên nếu bạn rơi vào cái bẫy này thì bạn lại càng khó khăn hơn.
(Mình viết bài này nhằm cảnh báo, giúp mọi người tránh các tai họa về tài chính như vậy. Hi vọng không ai áp dụng để làm điều xấu nhé.
Với theo luật nhân quả thì tuy không nói rõ hàng vi này gieo nghiệp xấu và nghe vay trả bằng vàng vì tiền mất giá rất hợp lý, việc vay nợ bằng vàng giữa cá nhân không bị cấm bởi pháo luật nhưng nếu vì lợi mà áp dụng khiến người khác lâm vào khó khăn tài chính thì thể hiện tâm tham lam lớn, tâm không có lòng thương xót, nếu chủ ý để gài người khác thì nghiệp báo sâu dày.
Nếu biết kiến thức để giúp người khác tránh các hoạn nạn về tài chính thì sẽ là gieo nhân lành. Nhờ vậy mà tài chính hanh thông, không vướng vào nợ nần).
Nhận xét
Đăng nhận xét